Ngoài diện tích đất canh tác lúa mỗi năm 2 vụ, phần diện tích còn lại của Núi Tô thuộc chân đất cao, thiếu nước tưới, chỉ phù hợp với cây thốt nốt.
Xã có nhiều hộ nghèo nhất huyệnNhờ lò đường vợ chồng Chau Vel (trái) thoát nghèo.
Việc khai thác nước thốt nốt để chế biến đường cũng gặp khó khăn do giá bán bấp bênh, thị trường hẹp, việc chế biến theo lối truyền thống vừa không đảm bảo vệ sinh thực phẩm lại bị thất thoát sản phẩm. Nhiều hộ nghèo không đất sản xuất muốn thuê cây tự thu hoạch để chế biến đường thì thiếu vốn đầu tư. Đó là lý do đến cuối năm 2013, trong tổng số 694 hộ nghèo và cận nghèo của xã Núi Tô thì có trên 70% (436 hộ) là bà con dân tộc Khmer.
Ông Chau Bô Rết giải thích: “Leo lên ngọn thốt nốt cao chót vót khai thác nước cũng là công việc làm mướn nhưng không phải ai thiếu ruộng cũng có thể mỗi ngày hai lần leo lên ngọn cây được. Còn mở dịch vụ, bà con lại thiếu kiến thức, thiếu vốn”.
Xóa nghèo từ thốt nốtNgoài lúa và hơn 100ha đất trồng màu, Núi Tô còn có diện tích đất giồng khá lớn. Từ lâu đồng bào Khmer sử dụng phần đất này để trồng thốt nốt, chế biến thành đường để bán. Tuy nhiên, trồng thốt nốt chỉ tập trung ở một số hộ khá giả, nhiều đất. Hộ nghèo không đất quanh năm đi làm mướn leo cây hứng nước thốt nốt. Nhằm giúp các hộ nghèo xóa nghèo, chính quyền và Hội ND xã Núi Tô vận động hộ có cây cho hộ nghèo biết khai thác nước thốt nốt thuê cây thốt nốt với giá 2kg đường thốt nốt/năm (36.000 đồng).
"Sau gần 2 năm thực hiện dự án, 3 hộ đã xóa nghèo bền vững. Chúng tôi đang giúp cô bác mở rộng thị trường tiêu thụ đường thốt nốt để bà con có thể khá giả từ nghề truyền thống”.
Ông Chau Bô Rết
|
Tháng 5.2012 được Hội ND huyện tư vấn và chính quyền hỗ trợ, Hội ND xã Núi Tô xây dựng dự án hỗ trợ ND nấu đường thốt nốt và đề nghị Sở Công Thương tỉnh hỗ trợ mỗi hộ gần 10 triệu đồng để mua thang, bình đựng nước, dao, nồi nấu đường, đồng thời hướng dẫn phương pháp leo cây khai thác, bảo quản sản phẩm, xây lò chế biến thốt nốt... “Chúng tôi chọn 6 hộ hội viên tham gia dự án và xây dựng tổ hợp tác đường thốt nốt” - ông Chau Bô Rết cho hay.
Chau Vel ở ấp Tô Thuận là 1 trong 6 hộ tham gia dự án kể: “Vợ chồng tôi mướn lại 25 cây của chủ trước đây tôi làm mướn, mỗi ngày thu hoạch nước nấu được 24kg đường, thu chừng 432.000 đồng, sống khỏe!”. Theo Chau Vel, với 25 cây thốt nốt anh đang khai thác, mỗi năm chế biến được 3.600kg đường. Chau Vel bảo, gia đình anh phấn đấu năm 2014 này sẽ xóa nghèo.
Trước đây gia đình anh Chau Ương, ở ấp Tô Trung có ít đất trồng lúa, do khó khăn anh phải bán đất, rồi thuê 17 cây thốt nốt của chủ khác để khai thác chế biến đường. Năm 2012, Chau Ương được Hội ND giới thiệu thực hiện Dự án nấu đường thốt nốt. Với 9,6 triệu đồng dự án hỗ trợ, Chau Ương cải tiến lò nấu củi truyền thống thành lò sử dụng chất đốt bằng trấu nên hạ được giá thành sản phẩm. Lợi nhuận từ chế biến đường, cha con ông mua 3 con bò lai Sind về nuôi, hiện một con sắp đẻ. Đứng bên lò nấu đường, vợ Chau Ương phấn khởi: “Gia đình tôi thoát nghèo rồi”...
Khuynh Diệp (Khuynh Diệp)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.