Cầm máu vết thương
Trước tiên, cần ưu tiên sát trùng bằng cách rửa nhanh vết thương bằng dung dịch ôxy già, cồn y tế... Nâng cao phần bị thương lên, lấy khăn sạch hoặc miếng băng y tế ấn chặt vết thương. Giữ nguyên cho đến khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp máu chảy quá nhiều và nạn nhân đang có dấu hiệu choáng váng, bạn hãy tiếp tục ấn chặt vào vết thương, giơ phần chân lên cao và giữ thấp phần đầu đề phòng nạn nhân bị sốc. Dùng khăn gấp lại hoặc dây bản rộng buộc garô chân càng gần vết thương càng tốt, khoảng 30 phút lại kiểm tra, nới garô để máu lưu thông.
Cần có những kỹ năng sơ cứu cần thiết khi đi phượt.
Cố định gãy tay chân
Cố định tay chân khi bị gãy giúp hạn chế đau đớn và tai biến cho nạn nhân. Đầu tiên, bạn cần giữ tay, chân gãy ở tư thế bất động để nạn nhân bớt đau, không phát sinh nguy hiểm và vết thương nhanh lành. Gãy xương cẳng chân thì đặt 2 nẹp (gỗ hoặc tre) ở mặt trong và ngoài chi bị gãy từ giữa đùi đến quá cổ chân rồi băng cố định. Khi gãy cẳng tay, bạn cũng đặt nẹp mặt trước và mặt sau cẳng tay, buộc cố định 2 nẹp vào bàn tay, cẳng tay. Dùng dây treo cẳng tay theo góc 90 độ để cố định.
Ngăn độc rắn cắn
Tuyệt đối không cử động phần cơ thể bị rắn cắn vì chất độc sẽ lan nhanh hơn. Nạn nhân bị rắn độc cắn thường có biểu hiện là trào đờm, sụp mi, mờ mắt, nuốt khó, sưng nề. Rắn lục sẽ gây rối loạn đông máu và xuất huyết, còn rắn hổ ảnh hưởng thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở. Nhanh chóng dùng dây to bản buộc garô phía trên vết cắn 3-5cm. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước. Dùng dao sạch rạch vết thương hình chữ thập rộng dài khoảng 1-2cm, nặn máu độc ở chỗ rắn cắn và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.