Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hôm nay (24/11), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội bước sang ngày làm việc thứ 2, xét xử 36 bị cáo trong vụ đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi mới thông xe đã hỏng.
Hội đồng xét xử (HĐXX) hôm nay tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm các nhà thầu thi công 7 gói thầu, đơn vị liên quan việc thi công dự án giai đoạn 1 (dài 65km, từ TP.Đà Nẵng đến TP.Tam Kỳ, Quảng Nam).
Tài liệu truy tố thể hiện, dự án khởi công ngày 19/5/2013, đến ngày 1/8/2017 thì thông xe, đưa vào khai thác, sử dụng giai đoạn 1. Ngày 2/9/2018 hoàn thành thông xe, đưa vào khai thác, sử dụng giai đoạn 2, đoạn từ TP.Tam Kỳ đến TP.Quảng Ngãi (dài 74,2 km).
Cơ quan truy tố nêu, sau khoảng 2 năm 1 tháng đưa vào sử dụng, đoạn đường thuộc giai đoạn 1 của dự án đã có 380 điểm hỏng biểu hiện trên mặt đường bê tông nhựa.
Kết luận giám định thì cả 7 gói thầu (dự án có 8 gói thầu, 7 gói thi công đường, 1 gói thi công cầu) thuộc giai đoạn 1 không đảm bảo chất lượng.
Đơn cử như chiều dày lớp bê tông nhựa VTO/Novachip không đảm bảo quy định, độ rỗng dư, hàm lượng nhựa, hệ số thấm không đạt yêu cầu quy định; cường độ chịu tải của mặt đường không đảm bảo quy định…
Trả lời xét hỏi của HĐXX hôm nay, cựu Phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 3B Phan Ngọc Thơm (SN 1966, TP.Hà Nội) cho rằng, cần có 1 cơ quan giám định chuyên ngành sâu hơn để đánh giá những sai sót liên quan đến kỹ thuật, vật liệu ở dự án.
Ông Thơm bị cáo buộc trong thời gian giữ chức Phó Giám đốc Công ty Trico, Phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu 3B, đã trực tiếp ký các tài liệu để tổ chức thi công, nghiệm thu; đệ trình thiết kế bản vẽ thi công; đệ trình vật liệu nguồn; đệ trình thiết kế cấp phối; đệ trình báo cáo thi công thử; báo cáo và các biên bản nghiệm thu.
Bị cáo này khai, trước khi nhận đá dăm, các nhà thầu đã được chủ đầu tư, đơn vị liên quan chấp thuận việc sử dụng vật liệu này, và theo bị cáo Thơm trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư (Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC).
Trái ngược với lời khai của bị cáo Thơm, trong buổi xét hỏi chiều qua (23/11), cựu Phó Tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng lại cho rằng trách nhiệm thuộc về Ban quản lý, các nhà thầu.
Với cựu Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 3B Quản Trọng Tuấn (SN 1959, TP.HCM), bị cáo Tuấn có ý kiến về việc tính giá trị thiệt hại trong vụ án. Trước diễn biến này, chủ tọa phiên tòa cho biết, HĐXX sẽ căn cứ vào kết quả giám định để đánh giá, kết luận bởi các kết luận từ cơ quan chuyên môn đều dựa trên cơ sở khoa học.
Đó là lời khai của bị cáo Hoàng Trung Hậu – kỹ sư vật liệu các gói thầu số 1, 2 trong phần trả lời thẩm vấn hôm nay trước HĐXX.
Theo bị cáo Hậu, khi phát hiện vật liệu có dấu hiệu kém chất lượng, nhiều người đã cảnh báo lên cấp trên nhưng cấp trên không có động thái gì. Do bị động, do áp lực về khối lượng công việc quá lớn nên phải tiếp tục thực hiện công việc theo phân công.
Bị cáo Nguyễn Đức Dũng – giám sát viên vật liệu gói thầu số 7, giai đoạn 1 dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi khai trước HĐXX, chỉ là người làm công ăn lương, ra công trường chỉ mong làm lợi cho Nhà nước, không cố tình sai phạm, mong HĐXX xem xét, đánh giá hành vi của bị cáo.
Bị cáo Dũng bị quy kết gây thiệt hại hơn 60 tỷ đồng ở dự án. Theo đó, Dũng đã cùng đồng phạm trực tiếp xác nhận các tài liệu liên quan đến chất lượng vật liệu để tiến hành thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây thiệt hại.
Với Nguyễn Thành An - Phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 7, Giám đốc Ban điều hành Cienco 1), khi trả lời xét hỏi đã cho rằng trách nhiệm giám sát chất lượng công trình thuộc về đơn vị kỹ thuật, giám sát, nhà thầu thi công không có nhiệm vụ này.
Ở một diễn biến khác, đại diện VEC (ở vụ án này, VEC là nguyên đơn dân sự), khi trình bày trước HĐXX, đã nêu mong muốn xem xét bản chất, đánh giá vai trò của từng bị cáo trong vụ án.
Theo vị đại diện của chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, nhiều bị cáo trong vụ án là người làm công, không phải là chủ thể ký kết với nhà đầu tư.
Phía VEC cho rằng các bị cáo có thể mắc sai sót nhưng họ không tư lợi, chỉ muốn nhanh chóng hoàn thành công trình. Vị đại diện VEC cũng trình bày mong muốn HĐXX xem xét khi lượng hình, cho các bị cáo mức án thấp nhất có thể.
Phiên tòa kết thúc, ngày mai (25/11) HĐXX tiếp tục phần xét hỏi. Phiên xét xử vụ án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa thông xe xong đã hỏng này dự kiến diễn ra trong khoảng 1 tháng, ngày 23/11, phiên tòa bắt đầu được đưa ra xét xử.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.