Xuất hiện bệnh gan tụy trên tôm nuôi

Thứ năm, ngày 18/11/2010 16:21 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tại ấp Bùng Binh 2, xã Hòa Tân, phường 6, TP. Cà Mau và xã Tạ An Khương Nam, Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) thời gian gần đây đã xuất hiện một loại dịch bệnh mới, khiến tôm nuôi công nghiệp chết hàng loạt.
Bình luận 0

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, qua kết quả phân tích mẫu tôm nuôi bị chết cho thấy, mang tôm bị tổn thương có đốm đen, nhiễm nhiều ký sinh trùng, gan tụy bị teo lại và có màu trắng nhợt (biểu hiện của bệnh gan tuỵ trên tôm - một loại bệnh mới). Chính những tổn thương ấy là nguyên nhân làm cho tôm chết với tỷ lệ cao trong thời gian qua.

Cà Mau hiện có hơn 25 ha tôm nuôi công nghiệp bị bệnh gan tụy, tập trung chủ yếu ở TP. Cà Mau 20,2 ha và huyện Đầm Dơi 5,5 ha.

Hiện dịch bệnh gan tụy trên tôm nuôi đang có chiều hướng gia tăng và mức độ lây lan nhanh. Đây là bệnh rất nguy hiểm, có nguồn gốc từ Úc và tôm nuôi ở một số nước vùng ven biển như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines…

Khi tôm nhiễm bệnh, virus tấn công hệ gan tụy gây giảm chức năng miễn dịch, mất sức đề kháng làm tôm bị chết. Tỷ lệ tôm chết rất nhanh, chỉ trong vòng 2-3 ngày nhiễm bệnh có thể chết từ 60-70%, nếu bệnh nặng tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị và càng nguy hiểm hơn khi lây lan qua nguồn nước.

Theo ông Nguyễn Thành Trung -Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau, đây là loại bệnh mới không nằm trong danh mục bệnh thủy sản có hỗ trợ hóa chất xử lý. Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bệnh gan tụy, có thể sử dụng thuốc SIL VA54, liều 2-3 ml/kg thức ăn, sử dụng liên tục trong 5 ngày. Thực hiện tốt các khâu cải tạo ao đầm, chọn mua con giống chất lượng tốt tại những trại giống uy tín đã được khuyến cáo của nhà quản lý để thả nuôi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem