Xuất khẩu dệt may
-
Những biến động chính trị cộng với khó khăn nội tại của Bangladesh đã khiến hàng loạt doanh nghiệp dệt may nước này phải đóng cửa, dấy lên nguy cơ ngành công nghiệp được cho là "ánh sáng" của đất nước Nam Á này có thể bị nhiều quốc gia khác vượt qua, trong đó có Việt Nam.
-
4 tháng đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ, dệt may, máy móc… tăng vọt. Dù vậy, chủ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM vẫn chưa thể lạc quan.
-
Các vụ việc chống bán phá giá, trợ cấp "xưa rồi", nay các vụ "kiện chống lẩn tránh xuất xứ", "kiện chống lẩn tránh thuế" ngày càng gia tăng và phạm vi, mức độ vượt giới hạn quốc gia, trở thành vấn đề đe doạ nhiều ngành, lĩnh vực.
-
Trong báo cáo Cập nhật ngành dệt may, SSI Research SSI dự đoán doanh thu và biên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu nền kinh tế Mỹ suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
-
Đơn hàng xuất khẩu sụt giảm 70% so với cùng kỳ năm trước nhưng ông Phạm Quang Anh, CEO Công ty May mặc Dony (TP.HCM) lại từ chối một số đơn hàng may mặc ở thị trường nội địa. Lý do là các đơn hàng này của một số DN bất động sản, xây dựng… và đã có "lịch sử cò cưa" không chịu thanh toán/chậm trễ trả nợ.
-
Dự báo xuất khẩu sụt giảm có thể sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2023 dù có thể phục hồi khiêm tốn trong quý IV/2023. Bởi nhu cầu từ Mỹ và EU có thể sẽ vẫn yếu do tăng trưởng chậm và hàng tồn kho vẫn tăng cao. Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể bị suy giảm do nhu cầu ảm đạm của toàn cầu.
-
Theo Tổng cục Hải quan, ước tính, tổng giá trị xuất khẩu cả nước tháng 1 chỉ đạt hơn 25 tỷ USD, giảm 13,6% so tháng trước và giảm 21,3% so cùng kỳ năm 2022.
-
Kể từ khi xảy ra những căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất về thương mại và chuyển hướng FDI, đặc biệt thúc đẩy thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cũng chính vì vậy xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn khi kinh tế Mỹ suy giảm.
-
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8-2022, xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,8 tỉ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15-8 đạt 24,076 tỉ USD. So với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng hơn 4,45 tỉ USD, tăng 22,7%.
-
Dù ảnh hưởng dịch Covid-19, sức mua đối với hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng khi đạt mức tăng gần 21% về kim ngạch trong 4 tháng đầu năm 2022.