Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Bước chuyển mình bền vững của nông nghiệp Thủ đô

Tùng Lâm Thứ bảy, ngày 11/06/2022 07:47 AM (GMT+7)
Cùng với việc tổ chức các hoạt động hội chợ, hội thảo, festival sản phẩm nông nghiệp, làng nghề… theo phương thức truyền thống, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang phối hợp với các địa phương cũng như cơ quan chức năng xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại nông sản trên nền tảng số.
Bình luận 0

Đây là hướng đi hiệu quả, mở ra một kênh bán hàng bền vững và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Kênh bán hàng hiện đại

Hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể, hình thức mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến ngay với cả các sản phẩm như nông sản, thực phẩm chế biến… Việc phân phối tiêu thụ hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, đặc biệt là những sản phẩm đã đến mùa thu hoạch, không thể để quá thời gian và cần được bán trong thời gian sớm nhất.

Đối với thị trường Việt Nam, có thể nói thương mại điện tử đang tạo ra một xu hướng kinh doanh và tiêu dùng mới. Đây là xu hướng tất yếu khi công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với đó, thương mại điện tử đang phần nào trở thành một phương thức quan trọng trọng hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Bước chuyển bền vững - Ảnh 1.

Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là một điển hình về ứng dụng công nghệ số vào mô hình sản xuất rau quả sạch bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng. Ảnh: T.L

"Với các sản phẩm chủ lực, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ xây dựng những thông số về vùng trồng, quy trình sản xuất, chủ thể… tạo điều kiện đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử".

Ông Chu Phú Mỹ

- Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội

Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Sông Hồng (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) Lê Văn Tám cho hay, khi bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, hợp tác xã đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của ngành nông nghiệp Hà Nội và UBND huyện Đông Anh trong các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá trên nền tảng số. Từ việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, diễn đàn mà đến nay nông sản của hợp tác xã đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố và một số quốc gia...

Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức hơn 10 hội nghị, hội thảo kết hợp với trưng bày, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản trên nền tảng số. Để kết nối, xây dựng kênh bán hàng điện tử, ngành nông nghiệp Thủ đô xác định việc đẩy mạnh số hóa là nhiệm vụ có tính đột phá, cần triển khai quyết liệt. Đến nay, ngành nông nghiệp thành phố đã tổng hợp được danh sách hộ sản xuất đủ điều kiện theo tiêu chuẩn để hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử...

Tạo đột phá từ ứng dụng công nghệ số

PGS.TS Mai Quang Vinh - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam, công nghệ số là giải pháp đột phá cho các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản. Bên cạnh đó, Hà Nội cần hình thành các chuỗi sản xuất khép kín, chất lượng cao, cho ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí ứng dụng công nghệ số.

Xác định giải pháp công nghệ số trong sản xuất cũng như xúc tiến thương mại là yêu cầu có tính tất yếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh - Nguyễn Anh Dũng cho biết, đầu năm 2022, UBND huyện Đông Anh đã ban hành kế hoạch về việc hỗ trợ đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Cũng về vấn đề này, Phó Giám đốc Bưu điện TP. Hà Nội Bùi Văn Hoàng thông tin, để hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, Bưu điện TP.Hà Nội sẽ phối hợp với các bên liên quan thực hiện một số nhiệm vụ như: Rà soát, đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn; kết nối, tiêu thụ nông sản thông qua sàn Postmart.vn/ Agri-postmart.vn và hệ thống điểm bán hàng; đồng thời, phối hợp xây dựng dữ liệu về các hàng hóa, nông sản an toàn, chất lượng cao…

Theo Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội - Chu Phú Mỹ, để đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tập trung phát triển các kênh xúc tiến thương mại điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số. Cụ thể là tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP; đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng đối tượng khách hàng tham gia các hoạt động giao thương; đồng thời, phát triển chuỗi cửa hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của địa phương trên các kênh thương mại điện tử và điểm du lịch trên địa bàn thành phố… 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem