Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Về vấn đề trên, PV Báo Dân Việt đã có bài phỏng vấn với ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội (nay Ủy ban Xã hội).
Tôi cho rằng đây là lần tăng lương cao nhất kể từ khi nhà nước ban hành chính sách tiền lương cơ sở. Với mức tăng 30%, tiền lương và thu nhập đi theo lương của hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương hưu, đối tượng bảo trợ, người có công… đều được hưởng lợi.
Tất nhiên trong nhóm trên sẽ có những nhóm được tăng nhiều, những nhóm được tăng ít, thậm chí có những nhóm không được tăng hay giảm. Nhưng khi 1 chính sách được ban hành thì cũng sẽ có những tác động khác nhau với mỗi nhóm đối tượng.
Tăng lương nhưng nhiều viên chức đơn vị sự nghiệp công kêu thu nhập giảm, theo ông vì sao?
Điều này là hoàn toàn đúng vì lương của đơn vị sự nghiệp công lập có thu tức là có thu thì mới có chi. Với các đơn vị tự chủ một phần hoặc toàn phần đều phải chịu khó làm ăn, phải kinh doanh hiệu quả thì mới có lương. Không phải anh muốn tăng là tăng lương được.
Tuy nhiên, theo tôi, với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện nhiệm vụ chính trị mà chưa có khả năng tự chủ thì nhà nước nên hỗ trợ một phần để họ vượt qua thời điểm khó khăn, để người ta đứng vững. Ví dụ như: các bệnh viện, trung tâm dịch vụ việc làm, cơ quan báo chí…
Có ý kiến cho rằng, tăng lương là nỗ lực lớn của Chính phủ nhưng lần tăng lương này mức tăng quá cao, khiến nhiều đơn vị tự chủ không kịp trở tay?
Góc độ cá nhân, tôi thấy chưa hẳn đúng. Vì tăng lương cơ sở đúng là làm tăng tiền lương thực nhận và tăng cả nền tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, thậm chí làm tăng cả số tiền lương lao động có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nhưng nếu cú "tăng kép" này khiến đơn vị sự nghiệp không kịp trở tay là không đúng. Vẫn có những đơn vị sự nghiệp làm ăn tốt, năng lực tài chính vững, thực hiện tăng lương tăng thưởng cho người lao động.
"Hơn 1 tháng sau ngày tăng lương cơ sở, nếu nghị định đi vào cuộc sống thì tốt, không tốt, chưa phù hợp thì phải điều chỉnh".
Ông Bùi Sỹ Lợi.
Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27 từ năm 2018, từ đó tới nay trung ương yêu cầu các đơn vị phải trực tiếp sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thu, tiết kiệm giành nguồn để cải cách tiền lương. Vì thế, việc tăng lương cơ sở lần này không có gì là đột xuất.
Chính xác là thời gian vừa qua trung ương đã lùi cải cách tiền lương lại do chưa ban hành được vị trí việc làm, và các bảng lương nên mới quyết định tăng lương cơ sở 30% để cải thiện thu nhập của người hưởng lương là cán bộ, công chức, viên chức…
Tuy nhiên, lần tăng lương này là một bước "đệm" để tiến tới cải cách tiền lương. Vì thế, đây chưa phải là cải cách tiền lương nên chưa đánh giá được tác động chứ không phải là không đánh giá được tác động.
Theo ông, cần có giải pháp gì để hỗ trợ nhóm bị giảm lương, giảm thu nhập kể từ sau khi tăng lương cơ sở?
Giải pháp bây giờ là phải xác định đúng cho các đơn vị công lập đang chịu tác động tiêu cực, có đối tượng bị giảm lương. Hiện nay nhóm khó nhất là y tế, giáo dục. Hiện nay y tế cơ sở; giáo dục phổ thông nhà nước phải lo tiền lương 100% không cần phải bàn nữa, nhưng với giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, cao đẳng (tự chủ 100%) thì cần phải tính toán. Lý do là đơn vị chưa tinh giản biên chế, chưa xác định vị trí việc làm, năng suất lao động chưa tăng… vì thế cần sự hỗ trợ bù đắp của nhà nước để người ta vượt qua khó khăn.
Tôi cho rằng các bộ ngành, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập cần xem xét đánh giá tác động xem các đơn vị mình quản lý đơn vị nào tăng, đơn vị nào giảm. Anh nào giảm do nguyên nhân khách quan, anh nào giảm do nguyên nhân chủ quan?. Ví dụ nguyên nhân chủ quan: anh vẫn để bộ máy cồng kềnh thì anh phải chịu, khách quan là nếu anh trong quá trình sắp xếp đổi mới mà chưa có nguồn thu thì cần được hỗ trợ. Nhà nước cần dùng ngân sách cải cách tiền lương để hỗ trợ người ta.
Nghị định 60 Quy định cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, dù được tự chủ tài chính, có quỹ tiền lương riêng... nhưng nhóm này vẫn phải đảm bảo mức tiền lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Vậy nếu đơn vị này không tăng lương có bị xử lý không?
Nhà nước tăng lương mà đơn vị sự nghiệp công không tăng lương là sai. Nhiều năm nay, nhà nước đã tiến hành yêu cầu sắp xếp lại cơ cấu, chuẩn bị cải cách tiền lương mà anh không làm là anh sai, phải chịu trách nhiệm và bị xử lý, đến cả doanh nghiệp chậm tăng, không tăng lương còn bị xử lý huống hồ các đơn vị sự nghiệp công lập. Anh là chủ sử dụng, anh phải chịu trách nhiệm.
Nếu đơn vị quả thực khó khăn theo đúng tinh thần là nó đang trong quá trình tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mà chưa có đủ ngân sách tăng lương thì cái đó nhà nước mới xem xét. Nhà nước chỉ xem xét cho anh ốm thôi, chứ anh khỏe lại không chịu làm là không được.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.