10 điều trái luật công ty không được thỏa thuận với người lao động

Chủ nhật, ngày 22/07/2018 15:00 PM (GMT+7)
Người sử dụng lao động và người lao động có những quyền lợi, nghĩa vụ nhất định với nhau, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình, các bên cần phải nắm một số nội dung quan trọng sau đây khi giao kết hợp đồng lao động.
Bình luận 0
STT Điều khoản Nội dung
1 Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy định khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau:

- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động

2 Thử việc quá 60 ngày

Theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 thời gian thử việc sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện:

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;

Về tiền lương trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

3 Trả lương thấp hơn so với lương tối thiểu vùng

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2012, tiền lương mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Đồng thời, pháp luật cũng quy định, NSDLĐ phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với NLĐ làm công việc có giá trị như nhau.
4 Không đóng hoặc đóng không đúng mức BHXH cho người lao động

Trường hợp người lao động thuộc một trong các đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động theo tỉ lệ luật định.

Theo đó, tỉ lệ đóng BHXH của người sử dụng lao động là 21,5% và người lao động là 10,5% tính trên tiền lương tháng đóng BHXH

5 Số giờ làm thêm quá 4 giờ/ ngày Điểm b Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 quy định số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, đồng nghĩa với việc không được quá 4 giờ/ngày.
6 Buộc người lao động không được làm thêm cho công ty khác

Điều 21 Bộ Luật Lao động 2012 nêu rõ NLĐ có quyền tự do giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ, tuy nhiên phải đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nội dung và nghĩa vụ đã giao kết.

Do đó, NSDLĐ không được thỏa thuận với NLĐ về việc không được làm thêm cho doanh nghiệp khác.

7 Cho người lao động nghỉ ít hơn số ngày phép theo quy định

NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do BLĐTBXH chủ trì phối hợp với BYT ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

- 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do BLĐTBXH chủ trì phối hợp với BYT ban hành.

Ngoài ra, hằng năm, NLĐ còn được nghỉ tổng cộng 10 ngày lễ, Tết và vẫn hưởng nguyên lương. Điều 111 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 quy định chi tiết vấn đề này.
8 Thỏa thuận phạt tiền nếu người lao động vi phạm nội quy công ty

Đây là một trong những hành vi cấm NSDLĐ thỏa thuận với NLĐ được quy định tại Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể, NSDLĐ không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.

9 Chuyển lao động nữ sang công việc khác sau kỳ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Lao động 2012

10 Yêu cầu người lao động tạm hoãn việc kết hôn, sinh con

Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 quy định NSDLĐ không được sa thải NLĐ vì lý do kết hôn, mang thai. Đồng thời, tại Điều 116 cũng có quy định cho phép người NLĐ được nghỉ việc hưởng nguyên lương 03 ngày trong trường hợp NLĐ kết hôn.

Do đó, việc NSDLĐ yêu cầu NLĐ tạm hoãn việc kết hôn và sinh con là hành vi trái pháp luật.

Lê Hải (Thukyluat.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem