1. Các sản phẩm gắn mác “Organic”
Rau hữu cơ, cá hữu cơ, thịt hữu cơ, hoa quả hữu cơ… các sản phẩm thực phẩm hữu cơ (Organic) đang tạo ra cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng.
Đây là những loại thực phẩm được sản xuất theo phương thức canh tác hữu cơ, được chăm sóc và kiểm soát nghiêm ngặt về việc không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất. Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn các sản phẩm hữu cơ đã được chế biến. Thực phẩm chế biến dù có thành phần hữu cơ vẫn chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn, ngũ cốc hữu cơ chứa một lượng đường khá cao.
2. Đồ ăn vặt không chứa Gluten
Gluten là chất protein chính trong một số loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch... Gluten có trong các sản phẩm bánh, được dùng để thay thế thịt hoặc bổ sung như chất phụ gia thực phẩm vào nhiều loại đồ ăn chế biến sẵn. Một số người có phản ứng không dung nạp với gluten, dẫn đến các bệnh như bệnh celiac, bệnh tự miễn.
Tuy nhiên, không có nghĩa rằng không có gluten là hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Những sản phẩm được quảng cáo không chứa gluten thực ra lại chứa đầy chất béo hoặc các thành phần có hại. Nếu như bạn đang áp dụng chế độ ăn không gluten, bạn cũng nên cân bằng, hãy ăn nó cùng với nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để giữ cho cơ thể năng lượng cần thiết.
3. Dầu thực vật
Thật ngạc nhiên khi các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông… thực chất không có lợi cho sức khoẻ của bạn. Các loại dầu này chứa nhiều axit béo Omega-6. Cơ thể chỉ khỏe mạnh khi duy trì được mức cân bằng giữa các axit béo Omega-3 và Omega-6, vốn hỗ trợ cho các chức năng tế bào. Tuy nhiên ngày nay, việc tiêu thụ dầu thực vật và các sản phẩm chế biến khác có hàm lượng Omega-6 cao đã dẫn đến sự mất cân bằng, gây nên sự thay đổi cấu trúc bên trong tế bào, làm giảm khả năng chống viêm cho cơ thể. Hãy thử dùng dầu olive, dầu dừa và dầu bơ nếu bạn có thể.
4. Bánh mì trắng
Bánh mì trắng được làm từ ngũ cốc đã qua tinh chế chứ không phải ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy, thành phần trong đó không còn cám và mầm lúa mì – phần chứa nhiều chất xơ nhất. Chất xơ rất quan trọng với quá trình tiêu hóa và làm sạch tự nhiên của cơ thể, do vậy bánh mì trắng khiến bạn bị táo bón hoặc khó tiêu. Hãy kiểm tra thành phần ngoài vỏ bánh, chọn loại có hàm lượng chất xơ cao, tốt nhất nên sử dụng bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt.
5. Đường Agave
Agave là một chất làm ngọt chiết xuất từ cây agave (một loại xương rồng), có chỉ số glycemic thấp nên luôn được lựa chọn cho người ăn kiêng.
Tuy nhiên, agave thường phải qua một quá trình xử lý làm cho nó khác biệt lớn với mật hoa gốc. Trong cây agave có chứa tới 80% fructose, cao hơn rất nhiều so với mật ong. Fructose không làm tăng đường huyết hoặc insulin trong ngắn hạn, nhưng khi được tiêu thụ với số lượng cao, nó dẫn đến sự đề kháng insulin... Vì lý do này, fructose có trong đường là một vấn đề lớn đối với chỉ số đường huyết của cơ thể. Đường thường có khoảng 50% fructose, trong khi Agave chứa đến 70-90% fructose.
Nhìn chung, hãy cảnh giác với bất cứ lời quảng cáo “đường mật” nào về một chất làm ngọt lành mạnh.
6. Sữa chua ít béo
Không ít người nghĩ các sản phẩm sữa tách béo chắc chắn sẽ tốt hơn sữa nguyên kem. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu cho thấy những người tiêu thụ các sản phẩm sữa còn nguyên chất béo, nguy cơ béo phì, tim mạch thấp hơn nhóm tiêu thụ loại tách béo. Với sữa chua cũng vậy, vấn đề không phải là chất béo mà là đường. Sữa chua tách béo chứa quá nhiều đường và hoàn toàn không phải là một loại thực phẩm lành mạnh. Tốt nhất là bạn nên chọn sữa chua không đường hoặc có thể thêm chút mật ong hay trái cây để tạo độ ngọt vừa phải.
7. Ngũ cốc ăn sáng
Ngũ cốc ăn sáng thường được quảng cáo là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm cholesterol, cung cấp một hỗn hợp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Tuy nhiên, hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa hàm lượng đường cao, làm tăng đường huyết, từ đó sản sinh ra insulin hàng ngày, không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, lượng vitamin chứa trong đó đều là vitamin do con người tạo ra và được thêm vào các hộp ngũ cốc. Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng gặp nhiều nguy hiểm khi dùng quá liều các loại vitamin này.
8. Phomai thành phẩm
Có một sự khác biệt lớn giữa pho mai nguyên chất và “những sản phẩm từ phomai” mà bạn thường dùng. Phomai nguyên chất làm từ sữa hoàn toàn tốt cho sức khỏe, nó cung cấp nhiều protein, calcium và các khoáng chất cần thiết khác. Còn sản phẩm từ phomai đã được thêm màu nhân tạo, hóa chất và phụ gia, thậm chí còn chứa nhiều sữa đặc thay vì sữa tươi. Do vậy, lượng chất béo bão hòa giữa phomai nguyên chất và phomai thành phẩm không hề giống nhau.
9. Thanh năng lượng/protein
Một trong những phương pháp giúp giảm cân hiện nay đang được không ít chị em phụ nữ chọn lựa là tập thể dục kết hợp sử dụng thanh năng lượng hoặc thanh protein để thay bữa ăn chính. Trên thực tế, nó xếp hạng khá cao trong số các loại thực phẩm mà bạn nghĩ là lành mạnh nhưng thực chất hoàn toàn ngược lại. Thanh năng lượng và thanh protein chứa vô số chất bảo quản, các protein phân lập, hàm lượng dầu hydro hóa cao.
10. Nước ép trái cây
Ăn 1 trái táo mỗi ngày sẽ giúp bạn không phải tới bác sĩ, tuy nhiên, uống một ly nước ép táo mỗi ngày có thể góp phần gây ra những bất lợi không mong muốn khi làm vớinguy cơ tăng đường huyết và tăng cân. Nước ép hoa quả vẫn cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể nhưng không giống như ăn trực tiếp, lượng đường khi uống nước ép tăng cao hơn. Cách tốt nhất, hãy ăn trái cây nguyên quả. Nó vừa chứa đựng đầy đủ các chất chống oxy hóa và hàm lượng cao chất xơ, giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường trong máu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.