12 gian hàng sâm tham gia Hội chợ công thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023

Phuong Vy Thứ bảy, ngày 07/10/2023 22:17 PM (GMT+7)
Ông Ngô Tân Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội sâm Lai Châu cho biết, Hiệp hội sâm Lai Châu có 12 gian hàng tham gia Hội chợ công thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023.
Bình luận 0

Tối 6/10, tại thành phố Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Khai mạc Hội chợ công thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023. Hội chợ Công Thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023 là một hoạt động nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ Công thương phê duyệt. Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu (01/01/2004 - 01/01/2024).

 12 gian hàng sâm tham gia Hội chợ công thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023 - Ảnh 1.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu tham quan gian hàng sâm Lai Châu của Công ty Cổ phần PUSILUNG. Ảnh: PL

Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 11/10 tại Trung tâm thương mại với gần 300 gian hàng của hơn 70 doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu vực Tây Bắc. Riêng tỉnh Lai Châu có sự tham gia của 48 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ông Ngô Tân Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội sâm Lai Châu, Hiệp hội sâm Lai Châu cho biết, trong số 48 gian hàng của Lai Châu thì Hiệp hội sâm Lai Châu đã tham gia 12 gian hàng tại Hội chợ. Ngoài cây sâm tươi, bình rượu sâm thì một số doanh nghiệp cũng đã đem tới Hội chợ các sản phẩm được chế biêns sâu từ cây sâm Lai Châu.  

Cũng theo ông Hưng, mong muốn của cá hội viên Hiệp hội Sâm Lai châu là qua hội chợ này sẽ là dịp để giới thiệu, quảng bá, thương hiệu Sâm Lai châu rộng rãi tới tất cả khách hàng trên khắp mọi miền của tổ quốc.

"Có rất nhiều khách hàng ở nhiều tỉnh thành đặt chân tới Lai Châu trong dịp này, vừa tham quan Hội chợ vừa đi du lịch đều bày tỏ rất thích mua sản phẩm sâm Lai Châu từ các gian hàng của các thành viên Hiệp hội sâm Lai Châu. Vì sản phẩm của các thành viên Hiệp hội sâm Lai Châu đem đến hội chợ đều bảo đảm về nguồn gốc, cam kết về chất lượng, được thành viên Hiệp hội đánh cả cây sâm còn tươi mang tới trưng bày quảng bá", ông Hưng nói.

Cũng theo ông Ngô Tân Hưng, tại Hội chợ công thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023 cũng là dịp để các thành viên Hiệp hội sâm Lai Châu giúp cho người dân quan tâm tới sâm Lai Châu nhận biết được sâm của Việt Nam khác với sâm rởm, sâm nhập lậu từ Trung Quốc rao bán với giá rẻ giật mình trên mạng xã hội.

Cũng tại Hội chợ, các thành viên Hiệp hội Sâm Lai Châu đã đề nghị cơ quan chức năng cần tăng cường công tác ngăn chặn nguồn sâm lậu, sâm giả, sâm kém chất lượng nhập lậu từ Trung Quốc tuồn vào địa bàn Lai Châu, Lào Cai và sau đó chuyển đi tỉnh khác tiêu thụ làm ảnh hưởng uy tín, thương hiệu và giá trị sâm Việt Nam nói chung và sâm Lai Châu nói riêng.

 12 gian hàng sâm tham gia Hội chợ công thương vùng Tây Bắc - Lai Châu 2023 - Ảnh 2.

Công ty Cổ phần PUSILUNG đã đem tới Hội chợ những cây sâm tươi, nguyên thân, lá, củ. Ảnh: PL

Các cây sâm vào đúng mùa đang ra hoa, quả được Công ty Cổ phần PUSILUNG đánh tại vườn thuộc bản Pá Hạ, xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè để đem tới hội chợ.

 "Các cây sâm được công ty chúng tôi đánh từ vườn trên trồng trong huyện Mường Tè mang đến tham gia hội chợ đều là những cây sâm có nguồn gốc từ tự nhiên. Sau nhiều năm công ty chúng tôi thu mua từ người dân, đem về trồng và nhân giống tại bản Pá Hạ, xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè. Đến nay, hầu hết các cây sâm này có từ 5-7 năm tuổi. Ngoài ra, một số bình rượu ngâm củ sâm cũng được lựa chọn từ các cây sâm 7 năm tuổi và các bình rượu ngâm lá sâm 1,5 lít...đều là các sản phẩm thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng tới Hội chợ", đại diện Công ty Cổ phần PUSILUNG cho biết.

Theo ông Giàng A Tính -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu: Hội chợ lần này là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh Lai Châu, mở ra cơ hội đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết, giao lưu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế, hợp tác đầu tư để phát triển sản xuất, phát triển thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Bắc và trên cả nước.

Ông Tính cũng mong muốn qua hội chợ lần này Lai Châu mong muốn giới thiệu, quảng bá những hình ảnh đẹp nhất, chân thực nhất về quê hương, đất nước, con người, những nét đẹp văn hóa đặc sắc, truyền thống hiếu khách và những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ của tỉnh Lai Châu tới đông đảo du khách trong và ngoài nước…

Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện những thương nhân buôn bán "sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu" với mức giá rẻ hơn sâm chính gốc vài chục lần. Giá sâm Ngọc Linh chính gốc loại 1 lên đến hơn 300 triệu đồng/kg, sâm Lai Châu cũng có giá trên 120 triệu đồng/kg. Còn trên thị trường trôi nổi, loại sâm mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu có mức giá chỉ vài triệu đồng/kg.

Cơ quan chức năng đã nhiều lần phát hiện tình trạng nhập lậu sâm không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc về Việt Nam, trà trộn rồi mạo danh sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.

Báo Dân Việt đã có loạt bài điều tra "Chiêu trò tảy trắng sâm Trung Quốc thành quốc bảo sâm Ngọc Linh".

Theo điều tra của Báo NTNN/Dân Việt, xuất hiện những đầu mối ngay tại Lào Cai, Lai Châu nhập lậu sâm từ Trung Quốc về để trà trộn, mạo danh thành sâm Việt Nam.

Khi kiểm nghiệm sâm của Trung Quốc, có những mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần cho phép. Trong đó, có cả hoạt chất bảo vệ thực vật đã cấm ở Việt Nam.

Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, ảnh hưởng tới thương hiệu mà những người trồng sâm ở Việt Nam, đặc biệt là nông dân, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của vào lĩnh vực này có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề từ sâm lậu, thậm chí có thể dẫn tới phá sản.

Thực trạng đó đòi hỏi phải có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý xâm nhập lậu.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem