Sau khi nghe tới con số hơn 34.000 tỷ đồng mà Bộ GD ĐT
đưa ra để đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) phổ thông GS. TSKH Nguyễn Xuân
Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội)- người đã từng có nhiều kiến nghị và đề xuất về việc đổi
mới SGK chỉ còn biết thở dài: “Tôi quá thất vọng!”.
Càng làm càng rắc rối
GS Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, có 3 yếu tố quan
trọng để làm nên một hệ thống giáo dục: SGK, giáo viên, cơ sở vật chất. Trong
đó SGK được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất.
GS Nguyễn Xuân Hãn
Cũng
theo GS Hãn, kể từ năm 1945, Việt Nam đã có 5 lần thay sách. Ba lần đầu làm tập trung
cùng một lúc chỉ trong khoảng 6 tháng là xong. Lần đổi mới sách giáo khoa gần
đây nhất là năm 2002. Mỗi lần đổi mới sách thì lần sau lại “bi đát” hơn lần trước.
Nguyên nhân là do không có người tổng chỉ huy về khoa học, không có một cái
nhìn tổng thể, quá trình làm không có sự liên hệ chéo với những cuộc đổi mới
SGK trước đó ở các quốc gia phát triển.
“Tôi đồng ý với ý kiến của chị Trương
Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội. Muốn ra nghị quyết của
Quốc hội vào nhìn thực tế mà không thể chỉ dựa vào thẩm định” – ông Hãn cho biết.
Nhận định về đợt đổi mới SGK gần nhất, ông
Hãn cho rằng nó rất “lôm côm”.
“Việc cải cách theo kiểu “cuốn chiếu” thời gian
gần đây không những không mang lại hiệu quả như mong đợi, mà vô tình chỉ làm
cho sách giáo khoa phổ thông càng không đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời
đại mới.
Thực tế, cho đến năm vừa rồi việc “cuốn chiếu” SGK mới hoàn thiện được
1 vòng, lẽ ra những năm tiếp theo học sinh mới chính thức học hoàn toàn theo
SGK mới một cách hệ thống từ A – Z thì ta lại… đổi mới. Như vậy, coi như hàng chục
năm đổi mới trước đã thành… công cốc và cách làm càng ngày càng rắc rối” – ông
Hãn thất vọng.
Ông
cũng nhận định: “Hệ thống SGK hiện tại
thiếu mạch lạc, lắp ghép và dư thừa đến 50% kiến thức gây quá tải. Đây không phải
là một bộ SGK phổ thông chuẩn”.
Về
chi phí, ông Hãn cung cấp thông tin: “Trong khi hô hào đổi mới, cải cách SGK
thì mỗi năm Nhà nước đã phải cung cấp 2 triệu tấn giấy để in sách (60% trong số
đó là nhập ngoại). Mỗi một bộ sách được in ra tương đương với cả tạ thóc của
dân. Mỗi một lần ra sách tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của của dân. Năm
1990 Nhà nước đầu tư cho giáo dục là 120 triệu USD thì đến năm 2013 đã tăng đầu tư lên tới 12 tỉ USD (
gấp 100 lần so với trước) nhưng Bộ vẫn kêu”.
Bộ
GD-ĐT chưa lắng nghe
Nhận
định về con số 34.000 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình SGK vừa được Bộ GD
ĐT công bố, ông Hãn cho biết:
“Cách đây nhiều năm, rất nhiều nhà khoa học,
nhà nghiên cứu đầu ngành về SGK từng lên tiếng chỉ cần con số 100 tỷ đồng thậm
chí ít hơn và trong vòng 1 năm là có thể làm được một bộ SGK hoàn chỉnh. Tôi cũng
nhiều lần lên tiếng trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa một lần Bộ GD
ĐT hỏi ông là ai và ông làm sách với 100 tỷ bằng cách nào?
Bộ GD ĐT có chủ trương một chương trình nhiều
bộ SGK. Tôi cho rằng, cách nghĩ đó chưa chuẩn. Thực tế, một chương trình có thể
có nhiều cách viết khác nhau nhưng chúng ta chỉ có thể sử dụng một bộ sách chuẩn
duy nhất làm “thước đo, khung tham chiếu”, các bộ sách khác chỉ có thể đóng vai
trò tham khảo. Bộ sách đó phải dễ hiểu nhất và sử dụng được đại trà."
Ông
Hãn cho rằng: “Muốn làm gì thì làm nhưng đổi mới SGK phải dựa trên hai nguyên tắc
cơ bản: Phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam và đáp ứng được nhu cầu hội nhập
quốc tế. Việc đổi mới SGK nếu không được làm khoa học, cẩn trọng sẽ để lại những
hậu quả nghiêm trọng, gây không ít xáo trộn cho gia đình, xã hội cũng như hoạt
động dạy và học của nhà trường và đặc biệt là học sinh”.
Khi
đề cập tới con số thực tế theo dự thảo đề án đổi mới SGK của Bộ GD-ĐT chi cho
việc viết sách là 5.000 tỷ đồng, số còn lại chi cho tập huấn giáo viên, tạo môi
trường dạy- học mới, GS Hãn cho rằng: “Đó vẫn là con số khổng lồ”.
Nói
về việc viết SGK thế nào chỉ với 100 tỷ đồng, ông Hãn cho biết ông đồng tình với
cách làm mà GS Văn Như Cương đã từng nêu đó là lập “Trại viết sách”, tập trung
những nhà khoa học giỏi nhất ở các lĩnh vực, mỗi người chịu trách nhiệm một mảng
xuyên suốt các cấp học để tạo tính thống nhất, có hệ thống.
Ông
cũng cho rằng, SGK phổ thông không cần đưa quá nhiều chương trình vào. Hiện nay
sách phổ thông thường quá tải, giờ nếu đổi mới phải theo hướng giảm nhẹ và tăng
tính thực nghiệm. Và điều quan trọng nhất là cần có một người tổng chỉ huy về mặt
học thuật.
“Cần lựa chọn hướng tiếp cận SGK phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế không nên ngồi góp nhặt mỗi nơi một tý, một ý tưởng để làm bộ
SGK của ta được” – ông Hãn nói.
“Đề
xuất 100 tỷ đồng cho chương trình và sách được trình bày 2 lần tại Hội đồng Quốc
gia Giáo dục do Thủ tướng làm Chủ tịch. Lần đầu tiên, ngày 29.12.1999, cả Hội đồng
ngồi nghe. Lần thứ hai ngày 28.3.2003, đại bộ phận các thành viên ủng hộ, không
ai phản đối.Trong 2 năm 2005 và 2006, đề xuất này được trình bày tại hội thảo
khoa học do Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật VN và Hà Nội, trong đó có nhiều nhà
giáo và nhà khoa học, đặc biệt có các GS lãnh đạo các liên hiệp Hội, Uỷ Ban -
Văn hoá GD-TTN-NĐ của Quốc hội, Khoa giáo TW, một số bộ...Và đã thống nhất gửi
kiến nghị lên Đảng, Quốc hội, Chính phủ.Nhưng
rất tiếc đến nay không ai đứng ra quyết định vấn đề này” – GS. TSKH Nguyễn Xuân
Hãn
|
Tùng Anh – Minh Nguyệt (thực hiện) (Tùng Anh – Minh Nguyệt (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.