Hà Nội xưa còn có tên là Kẻ Chợ với một lịch sử hình thành lâu đời và văn hóa đặc sắc vốn có của nó. Chợ tồn tại, phát triển và biến đổi cùng với nhịp sống của thành phố. Nhiều chợ ở Hà Nội đến nay chỉ còn trong kí ức vì đã biến đổi thành trung tâm thương mại hoặc biến mất.
“Chuyện của chợ” là câu chuyện về chợ xưa, thực trạng chợ nay và mong muốn chợ trong tương lai thông qua những bức ảnh tư liệu, tiếng nói đa dạng, nhiều chiều của người dân, những người mua, người bán.
Tái hiện cảnh chợ xưa.
Triển lãm đã thu hút được nhiều du khách quốc tế và Việt Nam tham gia, đặc biệt là các bà, các mẹ và đông đảo chị em phụ nữ. Bà Chu Thị Việt (81 tuổi, Hà Nội ) cho biết: “Triển lãm đã mang đến một không gian chợ quê rất xưa mà nay mới được thấy lại. Những Bức ảnh, những hàng quán nước, quang gánh, củ khoai,... gợi lại trong tôi những kí ức về tuổi thơ theo mẹ ra chợ”.
Triển lãm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò cần thiết và sự tồn tại thiết yếu của chợ dân sinh đối với người dân thành phố, kêu gọi các tổ chức, cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách và người dân chung tay cùng hành động để giữ gìn chợ dân sinh, góp phần vào sự phát triển kinh tế, nâng cao sức khỏe và đời sống cho dân cư hướng tới một thành phố sống tốt và bền vững.
Triển lãm là món quà mà Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam gửi đến du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là các Bà, các mẹ, các chị em nhân dịp 8.3. Triển lãm sẽ còn kéo dài đến hết ngày 15.4.2014.
Một số hình ảnh của triển lãm:
Chợ xưa ở Hà Nội Quán hàng nước thường thấy ở mỗi chợ Chợ nay với nhiều mặt hàng. Hình ảnh của chợ được nhiều người quan tâm
Triển lãm đã khơi gọi lại trong lòng người già hình ảnh chợ quê xưa Hy vọng về chợ trong tương lai Bạn trẻ thích thú với hiện vật triển lãm tại “Chuyện của chợ”
Phùng Nga (Phùng Nga)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.