5 cách đọc suy nghĩ của Putin trong vụ rút quân khỏi Syria

Vỹ Lăng Thứ tư, ngày 16/03/2016 20:47 PM (GMT+7)
Rút quân Nga khỏi Syria là dấu mốc của chiến thắng hay là cách để tránh một sai lầm nguy hiểm và tốn kém? Dưới đây là 5 cách để đọc được sự tính toán đầy ngạc nhiên của Putin.
Bình luận 0

Hoàn thành nhiệm vụ

Đó là lời giải thích đơn giản nhất, dựa trên các đánh giá rằng việc triển khai viễn chinh của Nga, bắt đầu từ tháng 9.2015, đã luôn luôn dự định là một hoạt động ngắn hạn.

Vào thời điểm đó, điện Kremlin đã không hứa hẹn hoành tráng về những gì sẽ tham gia t trong cuộc nội chiến Syria cũng như không khoe khoang sẽ triệt hạ Nhà nước Hồi giáo như thế nào.

Cũng giống như sự can thiệp của Nga tại Donbass, việc đưa quân vào Syria cũng là một hành động nhanh chóng, đầy bất ngờ với phương Tây khi đang tự tin dự đoán rằng, cuối cùng Tổng thống Syria Assad cũng đến lúc sụp đổ để chuyển quyền lực sang cho phe đối lập.

Sự hiện diện quân sự của Nga ở Syria được cho là để "hỗ trợ" chế độ Assad, và nó đã làm điều đó. Sáu tháng sau, vào tháng 3.2016, không ai nói về cách Assad sắp sụp đổ; các lực lượng chính phủ Syria và các đồng minh của lực lượng dân quân khác nhau đã lấy lại thế chủ động trên chiến trường, điều đó rõ ràng đã cho thấy sự hỗ trợ của Nga rất lớn. Và cũng cho thấy, điện Kremlin coi trọng lời hứa trung thành với bạn bè và các đối tác của mình.

img

Hình ảnh người biểu tình cầm cờ phe đối lập ở Syria phản đối sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria những ngày đầu.

Kế thoát hiểm

Sự can thiệp của Nga ở Syria đã đột ngột thay đổi hình ảnh của điện Kremlin không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Nó chứng minh rằng những cải cách quân sự và tăng chi tiêu của nhiều năm qua đã thực sự có kết quả.

Quân đội Nga cho thấy có khả năng phát động và duy trì một sự can thiệp bên ngoài và rằng Moscow có thể thay đổi sự thật bên trong Syria thông qua việc áp dụng quyền lực của mình mà không gây ra xung đột với Washington, Brussels, Riyadh hoặc Ankara .

Khi can thiệp vào Syria, Nga cũng ngầm thông báo với thế giới rằng, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có khả năng “đi cứu thế giới”.

Nhưng sau khi gửi thông điệp đó, qua quá trình tham chiến ở Syria, quân đội Nga cũng bộc lộ nhiều lỗ hổng và điểm yếu. ví dụ,  khi hải quân Nga đã phóng tên lửa hành trình từ các đội tàu ở Caspian để tấn công các mục tiêu ở Syria nhưng thành tích đó đã bị phá hỏng bởi những dấu hiệu rõ ràng của sự thất bại kỹ thuật.

Cho đến nay, việc Nga can thiệp ở Syria chỉ ngốn một khoản chi phí không cao và ít thương vong.

Nhưng nếu Nga tiếp tục dấn tới và mở rộng quy mô không kích trên phạm vi rộng lớn do phe đối lập hoặc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm đóng trong nhiều năm qua, mọi việc sẽ không dễ dàng và ít tốn kém như hiện nay.

Có thể, Putin đang nghĩ rằng, rút lui đúng thời điểm là sự kết thúc trong danh dự, một chiến lược quá khôn ngoan, thể hiện cái đầu linh hoạt của người cầm quân. Rút lui đúng thời điểm sẽ tránh được một thất bại nhục nhã trong tương lai. Mặt khác, rút lui cũng sẽ giúp Nga tiết kiệm được một khoản ngân sách đáng kể trong bối cảnh kinh tế đang gồng mình trước những lệnh trừng phạt từ phương Tây.

 Tránh vết xe đổ Afghanistan

Khi  Nga chính thức triển khai quân đến Syria tháng 9.2015, phản ứng trong một số quốc gia ủng hộ phe đối lập Syria là tìm kiếm những cách thức để biến Syria thành một Afghanistan. Cụ thể, lực lượng nổi dậy ở Syria được tăng cường nguồn lực để nhắm đến mục tiêu vào không quân Nga, khiến Nga không chỉ tổn thất về vũ khí mà đổ máu cũng nhiều hơn. Và thực tế, “một cuộc chiến tranh uỷ thác” đã ló diện.

Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga là một trong những dấu hiệu cho thấy điều đó.

img

Máy bay chiến đấu của Nga đã rời chiến trường Syria.

Tuy nhiên, ông Putin không hề đơn giản. Ông đã quan sát và nhận thấy hình ảnh Afganistan có thể  hình thành ở Syria. Bài học trong quá khứ cho thấy, cuộc can thiệp quân sự lần này nếu kéo dài rồi cũng sẽ như cuộc chiến Afghanistan xảy ra từ năm 1979-1989. Lúc đầu chính quyền cố phô trương những hình ảnh chiến thắng, rồi sau đó mọi việc dần dần trở nên tệ hại hơn, gây ra nhiều vấn đề to lớn. Do đó, họ không muốn lịch sử lặp lại.

Tránh xung đột với thế giới Ả  rập

Viễn cảnh về một cuộc đụng độ với Ảrập Xêút thông qua Syria không phải là một cái gì đó mà Moscow khó đoán định. Thật vậy, Nga muốn đi đến một thỏa thuận cấp bách hơn với Riyadh về việc ổn định thị trường năng lượng thế giới do đó giá dầu có thể phục hồi và quỹ ngân sách và phúc lợi xã hội Nga có một cơ hội để được bổ sung. Cuộc xung đột với Ankara, giá dầu thấp là nguyên nhân không cho phép Moscow thực hiện cuộc chiến chớp nhoáng ở Syria. Điều này hạn chế khả năng tiến hành chiến dịch quân sự của Nga. 

Việc Nga rút khỏi Syria là dấu hiệu cho Ả Rập Xê Út thấy rằng, dù có bảo vệ đồng minh Assad, nhưng Nga vẫn mở cánh cửa thoả thuận với Ả Rập Xê Út để giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích song phương. Cụ thể vào tháng Tư tới, một cuộc họp của các bộ trưởng dầu mỏ sẽ là cơ hội để thoả hiệp và vực dậy giá dầu đang xuống thấp thê thảm.

Không có gì là miễn phí

Cuối cùng, công bố của Moscow được cho là gây bất ngờ đối với cả chính quyền Syria. Mặc dù sau đó, được cả hai bên lên tiếng xác nhận là đã có sự phối hợp giữa điện Kremlin và Damascus, nhưng có thể hiểu được quyết định này là một lời cảnh báo của ông Putin với ông Assad và những người khác nữa với hy vọng vào sự ủng hộ của Nga rằng: “Nga không phải là thùng không đáy”.

Có lẽ Kremlin muốn nhắc nhở ông Assad rằng, người Nga sẽ hành động, nhưng Assad không phải là "quá lớn để sụp đổ." Từ quan điểm của Moscow, các can thiệp của Nga đã cho Assad một cơ hội-nhưng thất bại cuối cùng không phải do Moscow mà chính là Assad.

Và như vậy, sau khi tuyên bố rút quân, Nga cho rằng đó là một quyết định đúng đắn.  Về phần Tổng thống Putin, dựa vào các chiến thắng trong hoạt động quân sự để cố gắng níu giữ lại cho mình sự tín nhiệm, yêu mến đang lao dốc của người dân Nga đối với ông, trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn tồi tệ sẽ là một chiến lược cực kỳ mạo hiểm người đứng đầu điện Kremlin. Đặc biệt khi họ đối đầu với một đối thủ như IS và các nhóm phiến quân chống đối mà có sự tiếp tay của Mỹ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem