5 hiện tượng tự nhiên kỳ lạ nhất trên thế giới

Chung Đoàn (Tổng hợp) Thứ bảy, ngày 06/02/2016 00:01 AM (GMT+7)
Biển tự tách đôi, thủy triều đỏ, nước biển hai màu, sóng độc... là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ nhất.
Bình luận 0

Biển tự tách đôi (Hàn quốc) 

Tại vùng biển đảo Jindo và Modo của Hàn Quốc, hàng năm vẫn xảy ra hiện tượng vùng biển đột ngột bị chia đôi. Hiện tượng thường xuất hiện hai đến ba lần một năm (thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6), khung giờ từ 5giờ 30 đến 7h tối.

img

Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 mét, nối liền hai đảo Jindo và Modo.

Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi để lộ ra con đường giữa biển, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển... mà không hề sợ hãi việc con đường bị sụt xuống hay xảy ra bất trắc gì.

Nước biển hai màu

img

Khi đến tỉnh Skagen, Đan mạch, bạn sẽ nhìn thấy một hiện tượng  nước biển hai màu vô cùng kỳ thú. Người dân có thể nhìn thấy rõ hiện tượng này do chúng có màu sắc đậm, nhạt khác hẳn nhau. Hai dòng thủy triều đối đầu nhưng không bao giờ hòa làm một bởi chúng có mật độ và tỷ trọng khác nhau.

Thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là hiện tượng tự nhiên được hình thành do sự bùng nở hoa của tảo biển, các loại tảo biển nhiều màu sắc nhuộm màu cho nước biển và sản sinh ra chất độc có hại cho sinh vật biển, các loài chim và cả con người.

img

Những đợt thủy triều đỏ được biết nhiều nhất thường xuất hiện vào mùa hè hàng năm, dọc bở biển vịnh Florida.

Sóng độc

Sóng độc ( Rague Wave hay còn gọi là sóng sát thủ) xuất hiện bất ngờ và đơn độc trên biển với kích thước khổng lồ, chiều cao có thể lên đến 20 đến 30 mét. Với chiều cao này, sóng độc trở thành mối hiểm họa không thể lường trước ngay cả với những tàu biển có trọng tài lớn.

Trong một thời gian dài, người ta đã không tin vào sóng độc và cho đó là điều ảo tưởng, do sự xuất hiện của nó không nằm trong một quy luật sóng biển nào.

img

Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu mới đây trong phạm vi dự án MaxWave đã ghi nhận được trong vòng 3 tuần, 10 ngọn sóng độc với chiều cao hơn 25 mét xuất hiện trên các đại dương. Những phát hiện này khiến các nhà khoa học phải có sự nhìn nhận lại về nguyên nhân đắm của những con tàu vận tải biển khổng lồ trong 2 thập kỷ trước.

Nấm phát sáng

Nấm phát sáng Mycena luxaeterna có một chất keo dính trên thân để duy trì độ ẩm trong điều kiện thời tiết nắng nóng vào ban ngày và giúp chúng có thế phát sáng vào ban đêm.

Nấm Mycena luxaeterna phát sáng với nhiều mục đích như thu hút sự chú ý của côn trùng chuyên kiếm ăn vào ban đêm. Đây là một chiến thuật cần thiết để sinh tồn trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp đến nỗi gió không thể phát tán bào tử nấm tới những nơi khác. Những con côn trùng hoạt động vào ban đêm sẽ giúp nấm phát tán bào tử.

img

Một điều đáng chú ý là mọi loài nấm phát sáng đều phát ra thứ ánh sáng xanh lục pha vàng với bước sóng giống nhau. Chúng phân bố trong những khu rừng rậm, kín thuộc những khu vực nhiệt đới trên thế giới – như Đông Nam Á, Nam Mỹ hay vùng Caribbe. Tới nay giới khoa học vẫn chưa hiểu tại sao chúng chỉ sống ở rừng nhiệt đới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem