Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bà Nguyễn Thị Bình sinh năm 1927, họ và tên thường gọi là Nguyễn Thị Châu Sa, quê Điện Bàn, Quảng Nam. Bà sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, bà là cháu ngoại của chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh (1872-1926). Bà tham gia hoạt động cách mạng từ năm 17 tuổi. Năm 1947, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Trong kháng chiến chống Mỹ, bà Nguyễn Thị Bình là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Quốc gia Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1969 bà là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam và là Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris.
Với phong cách ngoại giao sắc sảo của người phụ nữ duy nhất trên bàn đàm phán ở Paris, bà đã gây ấn tượng và cuốn hút sự chú ý của dư luận phương Tây. Ngày 27/1/1973, bà Nguyễn Thị Bình đại diện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết Hiệp định Paris.
Sau khi đất nước thống nhất, bà giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, sau đó giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
Từ 9/1992-8/2002, bà Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và về hưu năm 2002.
Năm 2021, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhận Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.
Ngày 17/1/2023, ở tuổi 96, bà Nguyễn Thị Bình đã tới dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tại đây, bà đã chia sẻ, Hiệp định Paris là một thắng lợi có tính quyết định đi đến thống nhất đất nước, là kết quả của gần 20 năm chiến tranh ác liệt, chiến đấu gian khổ của cả dân tộc. Nguyên Phó Chủ tịch nước cũng khẳng định, đây không chỉ là thắng lợi về mặt quân sự, chính trị, ngoại giao của Việt Nam mà còn là thắng lợi của phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam.
Ông Kissinger sinh năm 1923, năm nay bước sang tuổi 100. Ông từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Richard Nixon, ông tiếp tục là Ngoại trưởng dưới thời người kế nhiệm của Nixon là Gerald Ford.
Ông là người sáng lập và chủ tịch của Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế. Kissinger cũng đã viết hơn mười cuốn sách về chính trị và quan hệ quốc tế.
Trong Hội nghị Paris (1968-1973), nhiều câu chuyện giữa ông và ông Lê Đức Thọ (1911 -1990, cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris bàn về lập lại hòa bình ở Việt Nam) đã được viết thành sách và thể hiện ở các tài liệu khác.
Thời gian gần đây, liên quan đến cuộc chiến Nga -Ukraine, dư luận đã nhắc nhiều tới nhận định của ông Kissinger từ nhiều năm trước. Trong bài viết vào năm 2014, ông Kissinger cho rằng, Ukraine là quốc gia có lịch sử phức tạp, đa dạng và gắn chặt với Nga.
Theo ông, việc cuốn Ukraine vào một cuộc đối đầu đông – tây sẽ phá hỏng bất kỳ triển vọng hợp tác nào giữa Nga và châu Âu. Ông Kissinger nhiều lần nhấn mạnh: "Ukraine không nên gia nhập NATO".
"Nếu Ukraine muốn tồn tại và phát triển thì nước này không thể trở thành tiền đồn của bất cứ bên nào nhằm chống lại bên kia. Ukraine phải hoạt động như một cầu nối giữa 2 bên", ông Kissinger viết.
Ông nhấn mạnh thêm: Nếu Nga, phương Tây hoặc bất cứ phe phái chính trị nào ở Ukraine không hành động theo nguyên tắc trên, tình hình sẽ trở nên tồi tệ.
Mới đây, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (17/1/2023), ông Kissinger đã thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine. Ông ủng hộ Ukraina gia nhập NATO, nhưng vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào đối thoại với Nga...
Tại Hội nghị Paris có các nhân vật chủ chốt khác đã đi vào lịch sử.
1. Ông Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải (1911-1990), Cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
2. Ông Xuân Thuỷ (Nguyễn Trọng Nhâm (1912-1985), ông từng là Bộ trưởng Ngoại giao Viêtu Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ năm 1968, ông làm trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Paris.
3. Ông Nguyễn Duy Trinh (1910-1985), ông từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 27/1/1973, ông đã thay mặt chính phủ VNDCCH đặt bút ký vào Hiệp định Paris lịch sử.
4. Ông William Averell Harriman (1891-1986), năm 1968, khi cuộc đàm phán về hòa bình tại Việt Nam mở màn ở Paris, ông Harriman làm trưởng đoàn đàm phán đầu tiên của Mỹ với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
5. Ông Henry Cabot Lodge (1902-1985), từng làm trưởng phái đoàn đàm phán của Mỹ với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris.
6. Ông William P. Rogers (1913-2001), trên cương vị Ngoại trưởng, ông thay mặt chính phủ Mỹ đặt bút ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.