Ăn kiêng như thế nào khi bị loét dạ dày?

Thứ ba, ngày 17/01/2012 08:33 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thời gian gần đây, tôi thường bị ợ chua, nóng bụng, thỉnh thoảng thấy đau bụng lâm râm. Tôi đi khám và nội soi dạ dày tại Bệnh viện Việt Nam- Cuba thì bác sĩ kết luận bị loét dạ dày, tá tràng. Xin hỏi bệnh này có phải kiêng ăn, uống gì không? (Nguyễn Thị Thu Sâm, 43 tuổi, Thường Tín, Hà Nội)
Bình luận 0

Bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng thường do vi khuẩn HP gây ra, bên cạnh đó cũng có khá nhiều bệnh nhân bị loét do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen... vì vậy, trước hết bạn phải hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc.

img
 

Bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng thường có những đợt đau gia tăng mang tính chu kỳ. Với người có bệnh này, việc ăn uống khá quan trọng (bởi các cơn đau biểu hiện bệnh thường diễn ra trước bữa ăn hoặc khi đã rất no, có ăn uống nhiều chất kích thích). Khi đã mắc bệnh này, bạn nên kiêng hoặc hạn chế tối đa các loại thức ăn, đồ uống như: Rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, hạt tiêu, ớt, gừng khô, các loại thực phẩm nướng; món ăn xào, rán nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp sườn, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

Đặc biệt, khi bị loét dạ dày, bạn lưu ý không ăn đồ nếp quá nhiều gây nóng bụng, ợ chua (nhất là vào buổi sáng); không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho... sau khi ăn hải sản vì không những làm mất đi chất dinh dưỡng, mà còn gây khó tiêu vì các loại quả này có chứa axít nên khi tiếp xúc với protein có trong hải sản sẽ hình thành chất lắng đọng, dẫn đến khó tiêu, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn mửa.

(Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem