Tác giả của công trình khoa học
này là hai nhà sinh vật học, James S. Ruff và Wayne Pott (Đại học Utah, Mỹ). Họ đã nghiên
cứu ảnh hưởng của đường tới những con chuột.
Đầu tiên, các nhà khoa học chia
156 con chuột thành hai nhóm. Một nhóm có chế độ ăn có đường và nhóm còn lại
(nhóm tiêu chuẩn, được sử dụng để so sánh kết quả) có chế độ ăn bình thường.
Các con chuột được đưa
vào phòng thí nghiệm đặc biệt, mô phỏng môi trường tự nhiên, nơi chúng có thể
đi lại thoải mái. Những con chuột
phải đấu tranh để có đồ ăn, chỗ ở, bạn tình... Tất cả đều có chế độ ăn uống
bình thường như nhau và được theo dõi trong 32 tuần.
Sau một thời gian, ông Potts và
cộng sự phát hiện những con chuột được cho ăn đường, không bị béo phì nhiều hơn
hoặc ít khỏe mạnh hơn so với những con chuột tiêu chuẩn, tuy nhiên khả năng giao
phối của chúng kém hơn.
Con cái (ăn đường) chết nhanh hơn
gấp hai lần so với những con chuột bình thường. Trong khi đó, con đực (ăn đường) không chết nhanh
chóng như vậy nhưng khả năng sinh sản của chúng bị cản trở do không có khả năng
bảo vệ lãnh thổ.
Theo đó, mỗi con đực thường kiểm soát một
khu vực riêng, bảo vệ nó khỏi sự phá phách, xâm nhập của những con đực khác.
Con chuột bị suy yếu sẽ mất lãnh thổ và mất luôn sự chú ý của con cái.
Ông Potts cho biết: "Con cái
sẽ không giao phối với bất kỳ con đực nào không sở hữu một lãnh thổ. Những con
chuột đực (ăn đường) chỉ có thể bảo vệ lãnh thổ nhỏ hơn (bằng ¼ so với những
con bình thường) và kết quả là trung bình số con chúng sinh ra ít hơn 5 – 10
con."
Chính bởi vì những ảnh hưởng của
đường đối với chuột cũng có thể xảy ra với con người nên những phát hiện này đã
thiết lập một tiêu chuẩn mới cho việc tiêu thụ thêm đường ngay cả với liều
lượng thấp.
Nghiên cứu đã
được công bố trên tạp chí Nature Communications trực tuyến.
Mai Thủy (Theo Berkshireeagle) (Mai Thủy (Theo Berkshireeagle))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.