Với mục đích hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phù hợp với nhu cầu thực tế, thời gian qua, tỉnh quan tâm chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng mang lại giá trị cao, góp phần tăng thu nhập cho nông dân...
Năm 2022, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu, cây ăn quả. Nhờ sự chuyển đổi mạnh dạn này đã góp phần nâng cao hiệu quả sử sụng đất và kinh tế cho người dân.
Thực tế hiện nay, tại các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây rau màu và cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt các mô hình ứng dụng công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động vào sản xuất…).
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, năm 2022, các địa phương trong tỉnh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu, cây ăn quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Mô hình chuyển đổi cây có múi tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho thu nhập bình quân trên 350 triệu/ha/năm; mô hình chuyển đổi sang trồng ổi Đài Loan, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi cao trên 10 lần so với trồng lúa lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha/năm; mô hình sản xuất khoai tây tại các huyện Lục Nam; Tân Yên; Yên Dũng; Sơn Động... với quy mô từ 20 - 50 ha/vùng lợi nhuận đạt trên 30 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất hành tại xã Bảo Đài cho thu nhập trên 30- 40 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất hoa tập trung tại xã Dĩnh Trì, TP.Bắc Giang cho thu nhập trên 450 triệu đồng/ha/năm...các mô hình này giúp tăng thu nhập cao gấp 8-10 lần so với trồng lúa, trung bình từ 110 - 150 triệu đồng/ha.
Toàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện chuyển đổi được gần 2 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm trong năm 2022. Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được gần 210 ha sang trồng cây hàng năm và chuyển đổi gần 1.700 ha sang trồng cây ăn quả. Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích, xong vẫn đảm bảo giữ nguyên mục đích sử dụng là đất trồng lúa.
Bắc Giang bổ sung hơn 900ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
Để nông dân thực sự làm giàu từ các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp cần tham mưu UBND tỉnh Bắc Giang tiếp tục có thêm các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng, thương hiệu nông sản chủ lực từng địa phương để phát huy giá trị. Các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân; đồng thời, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến, tạo sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho nông sản.
Bên cạnh đó nâng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích để cân bằng sự phát triển giữa các địa phương trong tỉnh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Qua đó, tiếp tục mở rộng vùng hàng hóa tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm công lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng NTM tại các địa phương trên toàn tỉnh.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, công tác chuyển đổi đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm an toàn; hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản. Việc chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang cây rau màu, cây ăn quả cho giá trị cao và khai thác tối đa nguồn lực từ đất.
Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích, song vẫn bảo đảm giữ nguyên mục đích sử dụng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
Ông Lê Bá Thành - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, để việc chuyển đổi đất trồng lúa đúng quy định, tận dụng tối đa các lợi thế thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, Sở phối hợp với các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất từ đó có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phù hợp với địa phương.
Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đẩy mạnh thúc đẩy chuyển đổi đất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đồng thời tăng cường giới thiệu, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp liên kết, tiêu thụ sản phẩm để ngành nông nghiệp tỉnh có những bước chuyển bền vững và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho Chính phủ xem xét đưa ra chính sách đặc thù cho phép các vùng sản xuất lúa hiệu quả thấp ở các xã miền núi là vùng trọng điểm cây ăn quả được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình yên tâm đầu tư sản xuất bền vững.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.