Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp

Lam Chi Thứ hai, ngày 20/06/2022 11:16 AM (GMT+7)
Thực hiện chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm nông sản được xếp từ 3 sao đến 5 sao. Cùng với việc phát triển số lượng, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Bắc Kạn đã nổ lực đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Bình luận 0

Sau thời gian dài ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngay khi có văn bản về việc thích ứng linh hoạt trong tình hình mới, các nhà máy, các hợp tác xã, tổ hợp tác đã nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo nguồn hàng hóa cung ứng cho thị trường.

Các doanh nghiệp, HTX đã thích ứng và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị mình.

Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp - Ảnh 1.

Sản xuất sản phẩm từ cây nghệ nếp tại Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Bà Lê Thị Hương - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Kạn cho biết, công nghệ thông tin trong sản xuất, trong bán hàng rất cần thiết nhất là trong các đợt dịch trước đó.

Theo bà Hương, để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm của công ty bà đã được cho lên nhiều sàn thương mại điện tử, ngoài ra còn trên fanpage facebook, zalo, nhờ công nghệ thông tin nên việc bán hàng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn hơn.

Thông tin từ lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, trong giai đoạn 2015-2020, ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh tăng trưởng bình quân 2,4%/năm, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chế biến nông sản, tổ chức sản xuất đã dần chuyển đổi, tạo liên kết trong sản xuất kinh doanh.

Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Hương - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng vùng nguyên liệu, đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào các thị trường lớn ở trong nước cũng như xuất khẩu. Theo đó, công nghệ thông tin được coi là "chìa khóa" đem lại thành công.

Tuy còn nhiều thách thức, đặc biệt là việc tiếp cận, đưa ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ, nhưng với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn, việc nâng cao năng lực, cũng như nguồn nhân lực sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn.

Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp - Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống hằng ngày của người dân vùng cao. Ảnh: Hoàng Giang

Ông Hoàng Văn Hùng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn cho biết, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Bắc Kạn mới bước đi những bước đi chập chững đầu tiên.

"Hiện mới có 22 HTX ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên do nguồn nhân lực quản trị còn hạn chế, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm và cần đào tạo thêm nguồn nhân lực.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định, đối với Bắc Kạn, việc thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin, số hóa lý lịch của sản phẩm thì giá trị sản phẩm Bắc Kạn mới nâng tầm lên được, có vậy mới đúng như giá trị ta mong muốn.

Bắc Kạn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp - Ảnh 4.

Cùng với việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các HTX cũng tăng cường quảng bá thông qua các chương trình xúc tiến thương mại tại Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, Bắc Kạn cũng đang nỗ lực từng ngày khắc phục các khó khăn như: việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư đúng mức do thiếu vốn và hạ tầng công nghệ; năng lực, trình độ quản lý trong nội tại các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện quá trình chuyển đổi số.

Các cấp ngành tỉnh Bắc Kạn đang hướng đến mộ số giải pháp như đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động đủ điều kiện tiếp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tiếp cận với các nguồn tín dụng để có điều kiện đầu tư hạ tầng công nghệ. 



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem