Bắc Kạn: Vì sao một tỉnh nghèo mà vươn lên đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP?

Chiến Hoàng Thứ tư, ngày 16/12/2020 19:00 PM (GMT+7)
Bằng nỗ lực, sự học hỏi, tinh thần cầu thị, chỉ sau 3 năm thực hiện chương trình "Mỗi xã, phường 1 sản phẩm" (OCOP), Bắc Kạn - một tỉnh nghèo ở miền núi phía Bắc đã vươn lên trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Bình luận 0

Tháng 5/2016, tỉnh Bắc Kạn đã thành lập đoàn đi học tập tại tỉnh Quảng Ninh về chương trình OCOP. Qua quá trình tham quan và học tập, đoàn thấy rằng chương trình OCOP rất phù hợp phát triển sản xuất quy mô nhỏ tại địa phương nhưng đem lại giá trị lớn.

Do vậy, đoàn đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và quyết định triển khai thực hiện chương trình OCOP tại Bắc Kạn.

Bắc Kạn trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Theo bà Đỗ Thị Minh Hoa, từ chỗ còn khá xa lạ với OCOP, sau 3 năm thực hiện, Bắc Kạn đã trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhận định, OCOP là động lực giúp người nông dân, các cơ sở sản xuất, HTX tự tin hơn để phát triển sản phẩm của mình trở thành sản phẩm không chỉ bán trong làng, trong xã mà có thể vươn tới thị trường ngoại tỉnh và các thành phố lớn.

Bắc Kạn trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Sản phẩm OCOP của Bắc Kạn đang có phản hồi tích cực từ thị trường.

"Sau khi báo cáo, chương trình OCOP được Thường trực Tỉnh ủy và Ban Thường vụ thống nhất cao. Ngay trong năm 2016, chúng tôi đã tổ chức hội nghị triển khai, đi khảo sát toàn tỉnh, khảo sát xây dựng đề án, phương án ban đầu và tổ chức một hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến xã, triển khai tuyên truyền phổ biến thế nào là OCOP. Lúc đó, OCOP còn là một khái niệm rất là xa vời", bà Hoa nói.

Theo bà Đỗ Thị Minh Hoa, Bắc Kạn phải mất 2 năm (2016 - 2017) để làm công tác khảo sát, tuyên truyền, xây dựng đề án. Cho đến 5/2018, chương trình OCOP Bắc Kạn mới được phê duyệt đề án.

Ngay trong tháng 5/2018, sau khi phê duyệt, tỉnh đồng thời cũng đặt mục mục tiêu có 20 sản phẩm trong năm đầu tiên. Hết năm 2018, Bắc Kạn đã có 37 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Bắc Kạn trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Bài 4:Bắc Kạn trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về sản phẩm OCOP - Ảnh 4.

HTX Tân Thành, nơi sản xuất ra tinh bột nghệ nếp đỏ Bắc Kạn đạt Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019. Ảnh: Báo Bắc Kạn.

Tỉnh Bắc Kạn đã mất quá trình 3 năm triển khai mới có sản phẩm OCOP đầu tiên. Đến nay, sau 3 năm thực hiện OCOP, Bắc Kạn đang là tỉnh đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP (sau tỉnh Quảng Ninh).

"Hội nghị gần đây nhất, Bộ NN&PTNT có xét và công nhận sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng khó khăn cho tất cả các tỉnh khó khăn. Bắc Kạn cũng là tỉnh có nhiều sản phẩm được công nhận nhất với 3 sản phẩm", bà Đỗ Thị Minh Hoa nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết thêm, đến hết năm 2020, Bắc Kạn đã có xấp xỉ 130 sản phẩm OCOP. 4 sản phẩm OCOP được tăng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Có thể trong năm nay, miến dong Tài Hoan sẽ được đánh giá là sản phẩm OCOP 5 sao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem