Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản góp ý về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM. Trong đó, HoREA chỉ ra bất cập liên quan đến quy định tính bảng giá đất và mật độ xây dựng nhà ở xã hội.
Theo HoREA, tâm lý sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro pháp lý trong hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất đặt ra yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài là phải công thức hóa việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị.
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi quy định sẽ ban hành bảng giá đất hàng năm một lần. Tuy nhiên, HoREA kiến nghị ban hành bảng giá đất hàng năm sẽ làm tăng chi phí, thủ tục, thời gian, nhân lực và chỉ nên ban hành định kỳ 2 - 3 năm một lần.
Các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ có mức giá đất là 162 triệu đồng/m2 (x) 3,5 = 567 triệu đồng/m2, rất thấp so với giá thị trường, khoảng 2 tỷ đồng/m2.
Theo HoREA, hiện nay để xây dựng “bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần”, cấp tỉnh phải thực hiện trình tự, thủ tục với nhiều công đoạn và công việc rất chi tiết, phức tạp, mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, việc xây dựng “bảng giá đất hàng năm” là không khả thi gây quá tải cho chính quyền các địa phương.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31/12/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định thay đổi chủ thể có thẩm quyền phê duyệt quyết định giá khởi điểm đấu giá đất để thu tiền hoặc cho thuê đất trên địa bàn, quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2023.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định mới về cơ chế xác định giá đất, tài chính đất đai cũng như các vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản.