Bệnh nhân kỳ vọng quá nhiều vào bác sĩ

P.V Thứ bảy, ngày 21/04/2018 07:00 AM (GMT+7)
"Nhiều trường hợp, các bác sĩ đang tư vấn, nói năng từ tốn với bệnh nhân và người nhà họ thì bỗng dưng bị người nhà dùng cốc, dùng tay đánh đập, lao vào đạp. Lúc đó, dù bảo vệ có gần thì cũng bị bất ngờ, khó can thiệp. Hầu hết các vụ khi lực lượng công an, bảo vệ chạy vào đến nơi thì bác sĩ cũng đã bị đánh xong" một bác sĩ phân tích.
Bình luận 0

“Một số bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) vào viện với thái độ hung hăng, hùng hổ nên khó mà phòng ngừa. Việc hành hung bác sĩ chỉ diễn ra trong quá trình khám chữa bệnh và diễn ra rất nhanh” – vị bác sĩ này phân tích.

img

Do bệnh nhân kỳ vọng nhiều, bác sĩ chịu không ít áp lực  từ... người nhà của bệnh nhân (ảnh minh họa). Ảnh: D.L

Do đó, theo bác sĩ, điều mấu chốt là trừng phạt thật nặng những kẻ hành hung bác sĩ, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bác sĩ và nhiều bệnh nhân khác. Đồng thời nên có cách truyền thông để người dân hiểu hơn về quy trình khám bệnh, hiểu hơn về vất vả của bác sĩ để có thái độ, cư xử đúng.

Có ý kiến cho rằng, thái độ bác sĩ chưa hợp lý, gây hiểu nhầm khiến cho mâu thuẫn giữa bệnh nhân (người nhà) với bác sĩ gay gắt. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào thì việc hành hung bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà của chính họ đều không đúng. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho chính người bệnh đó mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân khác nếu như quá trình cấp cứu các bệnh nhân nặng khác bị chậm chễ. Còn nếu thái độ bác sĩ nếu thực sự chưa đúng, còn gây bức xúc cho người bệnh thì có thể giải quyết bằng cách khác và thuộc lĩnh vực khác.

Về việc giữa bác sĩ và bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) còn có sự hiểu nhầm, TS Dương Đức Hùng cho rằng, hình như người dân đang nhìn nhận bác sĩ, nhân viên y tế như các vị “thánh”, mình đồng da sắt, không cần ăn, không cần nghỉ, không biết mệt mỏi, căng thẳng, lúc nào cũng có thể tươi cười, kiên nhẫn, nhẹ nhàng với bệnh nhân. Bất chấp cả việc bệnh nhân (người nhà) có những lời nói nặng nề, cử chỉ đe dọa đến nhân phẩm và sức khỏe của nhân viên y tế.

“Với tình trạng quá tải BV như hiện nay, nhân viên y tế trực đêm căng thẳng, khám bệnh, điều trị cho hàng chục, thậm chí hàng trăm người bệnh, nhân viên y tế đôi khi cũng rất căng thẳng, mỏi mệt”- TS Hùng nói.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phụ trách khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới T.Ư), việc người dân quá kỳ vọng vào nhân viên y tế là lý do khiến xung đột dễ bùng phát. “Ai cũng muốn chữa bệnh nhanh, hết đau ngay, nhưng bác sĩ phải cùng lúc cấp cứu, điều trị cho nhiều người nên luôn phải có sự ưu tiên ca bệnh nặng, ca bệnh chưa nghiêm trọng phải để sau”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem