Tạp chí
Khán Hòa (Canada)
đưa tin, hệ thống động lực của tàu sân bay nội địa đầu tiên do Trung Quốc tự sản
xuất đang được đóng tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên sẽ được sử dụng động cơ đẩy
tua bin và phương thức đẩy bằng lò hơi. Vậy thì tàu sân bay nội địa thứ hai của
Trung Quốc đang được Nhà máy đóng tàu Giang Nam đóng sẽ sử dụng hệ thống đẩy
nào?
Xét tới truyền thống của ngành công nghiệp đóng tàu hải quân của Trung Quốc
thì liệu tàu sân bay thứ hai có sử dụng phương án kết hợp 2 động cơ đẩy như chiếc
tàu sân bay đang được đóng tại Đại Liên hay không?
Hình ảnh tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc do cư dân mạng phác họa
Bài báo cho biết,
ban đầu Trung Quốc đã có ý định áp dụng phương án kết hợp cả hai hệ thống đẩy
trên. Theo tiết lộ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng sử dụng kết hợp động cơ đẩy
tua bin và lò hơi.
Bài báo cho biết,
theo truyền thống, nhà máy đóng tàu Nam Bắc của Trung Quốc thường chọn các hệ
thống điện khác nhau áp dụng với cùng một loại tàu chiến. Ví dụ như tàu khu trục
051C và 052 C/D. Nhà máy đóng tàu phương Bắc của Trung Quốc có kinh nghiệm nhiều
năm trong việc sử dụng động cơ đẩy và lò hơi nên đã áp dụng động cơ đẩy tua bin
cho tàu loại 051C. Giữa những năm 1990, Nhà máy đóng tàu Giang Nam đã sử dụng
động cơ đẩy tua bin khí GM2500 của Mỹ, sau đó dần thay thế bằng động cơ đẩy tua
bin khí UGT - 25000 của Ukraine.
Được biết, phương tiện truyền thông quân sự của Trung Quốc cũng đã thảo
luận về việc sử dụng động cơ hạt nhân.
Bài báo cũng
cho biết, trên thực tế, các phương án về động cơ đẩy cho 2 tàu sân bay nội địa
do Trung Quốc tự sản xuất vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Bạch Dương (Bạch Dương)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.