Cư dân tích cực
Trong năm 2018, Đan Mạch xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới, đứng sau Phần Lan và Na Uy. Ảnh: Reuters.
Khi nghiên cứu về cách đo lượng sự hạnh phúc, các nhà khoa học đã sử dụng các chỉ số khách quan (dữ liệu tội phạm, thu nhập, sức khỏe, sự tham gia xã hội) và các phương pháp chủ quan như phỏng vấn các cá nhân về tần suất xuất hiện của các cảm xúc tích cực và tiêu cực.
Khi nghiên cứu về Đan Mạch, kết quả đã chỉ rằng người dân nước này thường luôn có cảm giác tích cực. Lý do là người Đan Mạch có một chính phủ ổn định, tỷ lệ tham nhũng thấp và được tiếp cận với dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Vì vậy, cho dù phải chịu thuế suất cao nhất thế giới, phần lớn dân số Đan Mạch đều vui vẻ đóng thuế bởi họ tin rằng, thuế cao sẽ giúp tạo nên một xã hội tốt hơn.
Tuy nhiên, theo CNA, điều quan trọng nhất trong việc tạo nên tinh thần tích cực của người dân Đan Mạch là sự trân trọng cấu trúc văn hóa “hygge” (ấm cúng).
Tương tác xã hội “chất lượng cao”
Mọi sự kiện xã hội ở Đan Mạch thường được lên kế hoạch sao cho tạo cảm giác “ấm cúng” nhất với những người tham gia
Được Oxford thêm vào từ điển vào tháng 6.2017, “hygge” ám chỉ việc tương tác xã hội “chất lượng cao” - nghĩa là tạo ra các không gian an toàn, cân bằng, hài hòa cho cá nhân hoặc cho gia đình, cho nhóm nhiều người,…
Được biết, mọi sự kiện xã hội ở Đan Mạch thường được lên kế hoạch sao cho tạo cảm giác “ấm cúng” nhất với những người tham gia. Do đó, những người Đan Mạch có thường có thái độ rất thân thiện với người khác, dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc và luôn giữ được cảm giác tích cực.
Ngoài ra, yếu tố “hygge” còn giúp giảm đi căng thẳng, tạo ra không gian nuôi dưỡng các tình bạn chân thành. Đồng thời, sự “ấm cúng” trong cuộc sống còn làm vững thêm niềm tin giữa mọi người với nhau, dọn đường để khuyến khích “chủ nghĩa quân bình”. Có thể nói, “hygge” đã hòa nhập hoàn toàn vào tâm lý văn hóa của người Đan Mạch, tạo nên thứ hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới ngày nay.
Không chỉ ở Đan Mạch, bí quyết này đã trở thành một hiện tượng quốc tế. Được biết, “ông lớn bán lẻ” Amazon đang bán hơn 900 loại sách báo về “hygge” còn trên mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram, có hơn 3 triệu vào biết gắn liên với từ khóa #Hygge. Bắt đầu từ tháng 10.2016, công cụ Xu hướng của Google cũng đã ghi nhận số lượng tìm kiếm tăng đột biến với các chủ đề, nội dung liên quan tới “hygge”.
Chính từ sự phát triển này, yếu tố “hygge” không còn là một thứ chỉ của riêng Đan Mạch nữa: người Na Uy có “koselig”, Thụy Điển là “mysig”, Hà Lan là “gezenlligheid” và cuối cùng là người Đức với “gemütlichkeit” – tất cả đều ám chỉ việc tương tác xã hội “chất lượng cạo”.
Theo CNA phân tích, một quốc gia cần có yếu tố “ấm cúng” để duy trì, nâng cao được hanh phúc. Đó là lý do tại sao ở Mỹ - một nước đặt giá trị cá nhân lên hàng đầu và có kinh tế phát triển, tỷ lệ thấp nghiệp giảm thấp, mức độ hạnh phúc của người dân lại cứ giảm dần (năm nay, nước Mỹ đứng thứ 18, tụt mất 4 hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới). Nguyên nhân sâu xa là do người Mỹ không còn đặt lòng tin vào chính phủ và giới truyền thông. Ngoài ra, bất bỉnh đẳng thu nhập vẫn tiếp tục là một vấn đề nhức nhối tại xứ cờ hoa, tạo nên chia sẽ giữa các tầng lớp lao động, dẫn tới việc khó tạo dựng lòng tin giữa mọi người với nhau.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.