Tổng thư ký Đặc khu Hành chính Hong Kong Trương Kiến Tôn (Ảnh: Bloomberg)
“Chúng tôi đang đánh giá một cách toàn diện với một thái độ cởi mở về những giải pháp có thể được sử dụng,” ông Trương phát biểu trước báo giới khi được hỏi về khả năng giới chức Hong Kong có áp dụng thiết quân luật tại khu vực này hay không.
Ông cũng cho biết mọi hành động lúc này cần phải “hợp lý”, khi nhắc lại những bình luận được đưa ra bởi Đặc khu trưởng Carrie Lâm Trịnh Nguyệt Nga về bộ luật vốn phổ biến tại Hong Kong từ thời thuộc địa, cho phép việc bắt giữ, trục xuất và tịch thu tài sản trở nên dễ dàng hơn.
“Một khi trật tự được vãn hồi, xã hội trở lại bình thường, thì chúng tôi mới có thể tính tiếp,” ông Trương tuyên bố, "Luật pháp và trật tự cần phải được lập lại càng sớm càng tốt, không gặp phải trở ngại nào. Không phải điều vô nghĩa, chúng tôi đều khao khát luật pháp và trật tự.”
Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tại Hong Kong đã diễn ra trong suốt tuần qua, sau khi hàng chục nghìn người đã tham gia vào một cuộc tuần hành không được cấp phép vào hôm thứ Bảy tuần trước (31.8).
Một nỗ lực cản trở giao thông đến và đi khỏi sân bay quốc tế Hong Kong của người biểu tình vào hôm qua (1.9) đã khiến một số du khách phải tự đẩy hành lý của mình xuống đường cao tốc. Trong khi đó, các nhóm sinh viên đã lên kế hoạch cho nhiều hoạt động khác, như bãi khóa hay tuần hành, để đánh dấu thời điểm bắt đầu năm học mới của mình.
Các cuộc biểu tình tại Hong Kong vốn đã nổ ra từ tháng 6 vừa qua. Từ việc đòi bãi bỏ bộ luật dẫn độ tới đại lục mới được đề xuất, cuộc biểu tình đã biến thành việc chống lại sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với đặc khu này. Tình hình bất ổn tại trung tâm tài chính hàng đầu châu Á đang đe dọa sẽ gây ảnh hưởng đến việc tổ chức Đại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1.10 tới.
Joshua Hoàng Chí Phong, Agnes Châu Đình và Andy Trần Hạo Thiên, 3 trong số những nhà hoạt động sinh viên nổi tiếng tại Hong...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.