Bộ GTVT xin gia hạn thu phí không dừng: Do lời hứa không được thực hiện?

Minh Hiếu Thứ hai, ngày 25/11/2019 15:02 PM (GMT+7)
Chuyên gia giao thông cho rằng, nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc đang tồn tại ở dự án thu phí không dừng hiện nay xuất phát từ Bộ Giao thông vận tải và cũng chỉ cơ quan này mới giải quyết được.
Bình luận 0

Như Dân Việt thông tin, sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phải báo cáo tiến độ thực hiện dự án thu phí tự động không dừng trước ngày 30/11, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo và xin gia hạn thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 và các dự án cao tốc do VEC quản lý sang năm 2020.

img

Dự án thu phí tự động không dừng.

Phân tích về những tồn tại xảy ra tại dự án thu phí tự động không dừng khiến Bộ Giao thông phải xin lùi tiến độ đến năm 2020, Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Nguyễn Hữu Đức, Chuyên gia giao thông nhìn nhận, dự án thu phí tự động không dừng có nguy cơ vỡ kế hoạch là do lợi ích của các bên chưa được thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết với nhau. Nhà đầu tư là VETC không thu được lợi nhuận, phải bù lỗ tới 300 tỷ đồng đã dẫn tới việc VETC đề xuất dừng triển khai dự án và đòi trả lại dự án cho Bộ giao thông.

Nhìn khái quát có thể thấy, ngoài việc vỡ phương án tài chính ra còn có thể là do Bộ Giao thông chưa thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư. Nguyên nhân quan trọng là do cách làm của Bộ Giao thông, tranh cãi giữa các bên xảy ra trong thời gian qua đều xuất phát từ câu chuyện lợi ích.

Theo TS. Nguyễn Hữu Đức, một nguyên nhân khác khiến các nhà đầu tư BOT không chịu triển khai thu phí tự động không dừng là do phần trăm trích lại cho VETC là quá cao cùng với nhiều ưu đãi khác mà Bộ GTVT dành cho đơn vị này. Khi các nhà đầu tư BOT không thực hiện đã dẫn tới phương án tài chính của VETC bị vỡ nên mới có chuyện VETC đòi trả lại dự án.

“Việc nhà đầu tư BOT hay nhà đầu tư lắp đặt thu phí không dừng VETC tuyên bố muốn trả lại dự án cho Nhà nước vốn là câu chuyện không phải hiếm. Trước đây, VETC cũng từng có nhà đầu tư BOT “dọa” sẽ trả lại dự án cho Nhà nước nếu quyền lợi của họ không được đảm bảo. Có thể, Bộ Giao thông có lời hứa với họ về lợi ích trước khi triển khai dự án nhưng sau đó lời hứa đã không được đảm bảo”, TS. Nguyễn Hữu Đức phân tích.

Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Đức, nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc đang tồn tại ở dự án thu phí không dừng hiện nay xuất phát từ Bộ GTVT và cũng chỉ cơ quan này mới giải quyết được. Đó là bài toán làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư BOT và nhà đầu tư thiết bị thu phí không dừng.

Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng Chính phủ, lý giải về nguyên nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, Bộ Giao thông cho rằng, nguyên nhân là việc dán thẻ miễn chưa đạt được như mục tiêu. Việc bắt buộc các phương tiện chưa đán thể không được đi qua làn thu phí tự động không dừng mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn cần có lộ trình và chế tài để thực hiện.

Ngoài ra, do gặp khó khăn, vướng mắc như trên, nhà đầu tư dự án đã đề xuất dừng triển khai dự án để chuyển giao cho nhà đầu tư khác hoặc nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, Bộ Giao thông không đồng thuận giải pháp dừng triển khai dự án hoặc nhà nước tiếp nhận lại dự án mà sẽ tiếp tục phối hợp với VETC và các cơ quan đơn vị có liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai nhằm đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

Tại Công điện số 849/2017 của Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu nhà đầu tư đường hoạt động thu phí đối với các dự án có trạng thư phí không chuyển sang thu tự động không dừng theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/2018.

Tuy nhiên, việc chưa thành lập doanh nghiệp dự án của Viettel không phải lỗi của nhà đầu tư BOT nên Bộ GTVT không đủ cơ sở dừng thu phí các trạm không kịp triển khai thu phí không dùng trước ngày 31/12/2019 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước những khó khăn nêu trê, Bộ Giao thông sẽ tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, để đẩy nhanh tiến độ lắp đặt, vận hành các trạm thu phí. Trong đó, yêu cầu Công ty VETC đẩy nhanh tiến độ đàm phán hợp đồng dịch vụ, lắp đặt, vận hành thiết bị, bàn giao công tác quản lý thu phí và trích chi phi quan lý thu phí tự động theo phương án tài chính của dự án.

Đối với dự án giai đoạn 2, Bộ GTVT sẽ phối hợp với nhà đầu tư dự án tập trung hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận để xuất của Bộ Quốc phòng cho phép Tập đoàn Viettel được thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

"Đồng thời, gia hạn thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí thuộc giai đoạn 2 và các dự án cao tốc do VEC quản lý sang năm 2020", Bộ GTVT kiến nghị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem