Bỏ quy định người dân được ghi âm, ghi hình CSGT, người dân có biện pháp giám sát nào khác?
Bỏ quy định người dân được ghi âm, ghi hình CSGT, người dân có biện pháp giám sát nào khác?
Quang Minh - Đình Việt
Thứ tư, ngày 09/10/2024 06:45 AM (GMT+7)
Theo chuyên gia, luật sư, việc ghi nhận lại sự việc bằng văn bản cũng là cơ sở để người dân sử dụng làm căn cứ để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông… không nhất thiết phải thực hiện ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Anh Phạm Văn Toàn, ở quận Thanh Xuân Hà Nội cho biết, việc bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi ý thức của người dân tham giao giao thông đã tốt hơn, cán bộ thực thi công việc trách nhiệm, nghiêm túc.
"Tôi cho rằng, ở một góc độ nào đó, với những người am hiểu quy định pháp luật hoặc trường hợp nhận thấy cán bộ có dấu hiệu chưa làm đúng quy định thì việc được phép ghi âm, ghi hình cán bộ cũng cần thiết. Tuy nhiên, với trường hợp lợi dụng việc này để gây áp lực cho cán bộ làm nhiệm vụ, hoặc thông tin sai sự thật về cán bộ làm nhiệm vụ thì lại là không đúng, cần xử lý nghiêm người vi phạm quy định", anh Toàn bày tỏ.
Trong khi đó, anh Trần Trọng Hiếu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, nếu lực lượng cảnh sát giao thông làm đúng, việc ghi âm, ghi hình và đăng tải lên mạng sẽ tăng thêm uy tín và sự tin yêu của người dân. Chỉ cần người dân không gây ảnh hưởng, cản trở lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.
"Chúng ta đã có Luật an ninh mạng để xử lý các nội dung xuyên tạc, sai sự thật. Do đó, việc loại bỏ nội dung người dân được ghi âm, ghi hình, lực lượng cảnh sát giao thông là chưa phù hợp", anh Hiếu bày tỏ.
Anh Lê Đình Đại (Như Xuân, Thanh Hóa) cho hay, việc giám sát bằng ghi âm, ghi hình đã phát huy quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân, góp phần làm cho hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông đẹp hơn.
"Nếu nói một bộ người dân làm ảnh hưởng xấu, phản ánh không đúng, không khách quan và có dấu hiệu cổ xúy, mang tính tiêu cực...cơ quan chức năng cứ xử lý nghiêm chứ không nên bỏ biện pháp giám sát này", anh Đại nêu quan điểm.
Trong khi đó, ông Khương Văn Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho hay, trước đây, quy định nêu trên ra đời đã thực hiện tốt vấn đề dân chủ, nhân dân được quyền giám sát cảnh sát giao thông trong quá trình làm nhiệm vụ. Quy định này cũng đã hạn chế được các bất cập, phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, sau đó, có nhiều người, đối tượng lợi dụng việc giám sát ghi âm, ghi hình cắt ghép hình ảnh, bôi nhọ hình ảnh cảnh sát giao thông trên mạng xã hội. Và điển hình trong năm vừa qua đã có nhiều vụ việc cá nhân bị xử lý về việc đưa thông tin không đúng về cán bộ công an, cảnh sát giao thông trên mạng xã hội.
"Vì vậy, tôi cho rằng, nội dung bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ là phù hợp, cần thiết. Đối với người tham gia giao thông cần phải chấp hành nghiêm theo quy định của pháp luật. Và kể cả lực lượng cảnh sát giao thông, công an khi làm nhiệm vụ cũng vậy, cũng cần chấp hành nghiêm nội dung, quy định, điều lệ ngành", ông Tạo chia sẻ.
Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho rằng, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là ở nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông. Việc giáo dục, đào tạo cho lớp trẻ cũng hết sức quan trọng. Khi mọi người thay đổi nhận thức thì vấn đề thực hiện pháp luật, quy định của Nhà nước cũng sẽ thay đổi, đem lại hiệu quả tích cực hơn.
Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ xử lý vi phạm, Đội 1, CSGT Hà Nội đồng tình với quy định trên. Ông cho hay, bản thân cán bộ chiến sĩ công an khi được giao nhiệm vụ luôn với phương châm vì nhân dân phục vụ. Trong quá trình thực thi công vụ, nếu bản thân cán bộ chiến sĩ làm không đúng cũng đã phải chịu trách nhiệm trước điều lệnh công an, trước lãnh đạo, nhân dân.
"Chưa kể, trong ngành, hiện cũng có tổ công tác của các đơn vị thường xuyên kiểm tra đột xuất quá trình cán bộ thực thi nhiệm vụ, tuần tra kiểm soát giao thông, cũng như cách ứng xử của cán bộ làm nhiệm vụ với nhân dân. Vì vậy, việc người dân rút điện thoại ra quay giám sát ghi hình cán bộ làm nhiệm vụ ở góc độ nào đấy là chưa phù hợp, văn minh", ông Quỹ chia sẻ.
Nhiều hình thức giám sát CSGT khi làm nhiệm vụ
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, trường hợp người dân thấy cán bộ làm chưa đúng quy định khi thực hiện nhiệm vụ có thể phản ánh, ghi ý kiến ngay vào biên bản vi phạm. Đây cũng là cách để thông tin tới những người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Ngoài ra, lực lượng công an nhân dân đều có đường dây nóng để phản ánh, tiếp nhận thông tin tiêu cực, thông tin chưa đúng về cán bộ thực thi công vụ. Đó có thể là những phản ánh liên quan cán bộ công an khi làm nhiệm vụ, rồi các vụ việc đối tượng mạo danh, giả mạo công an, giao thông để lừa người dân. Khi tiếp nhận các thông tin, lực lượng chức năng được giao nhiệm vụ sẽ xử lý theo quy định. "Việc này cũng rất hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người dân", ông Quỹ nói.
Luật sư Luật sư Ma Văn Giang - Công ty luật TNHH Niềm tin công lý, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng cho rằng, việc bỏ quy định ghi âm, ghi hình quá trình thực thi nhiệm vụ, giải quyết vi phạm của cán bộ chiến sĩ khi làm nhiệm vụ sẽ hạn chế được tình trạng công khai các thông tin không đúng sự thật về hình ảnh và các hoạt động của người thực thi pháp luật trên không gian mạng xã hội, đồng thời cán bộ, chiến sĩ công an cũng quản lý được hình ảnh của mình trước những đối tượng xấu.
Đối với trường hợp không được ghi âm, ghi hình trong quá trình thực thi xử lý vi phạm giao thông của cán bộ, chiến sĩ trong trường hợp người giải quyết vi phạm có những hành vi tiêu cực, thiếu chuẩn mực, không đúng tác phong thì người dân có quyền thực hiện các biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi tiêu cực bằng cách lập biên bản và có sự tham gia của người làm chứng.
Việc ghi nhận lại sự việc bằng văn bản cũng là cơ sở để người dân sử dụng làm căn cứ để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đây là cách thực hiện mang tính văn minh và cần được áp dụng.
Từ quy định này mà rất nhiều trường hợp công dân đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ để gây khó khăn, cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ. Việc ghi âm, ghi hình tùy tiện thái quá trong nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến lực lượng chức năng, gây ra dư luận xấu trong xã hội.
Không ít những trường hợp lợi dụng quy định về ghi âm, ghi hình mà thường xuyên phát tán những thông tin có tính chất bịa đặt, xuyên tạc lên không gian mạng, không ít đối tượng đã bị xử lý bằng chế tài hành chính hoặc hình sự…
Mới đây, Bộ Công an đã ban hành thông tư mới, có hiệu lực từ 15/11/2024, trong đó tại Điều 11, quy định về hình thức giám sát của nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cũng được thay đổi.
Cá nhân ông Cường cho rằng, quy định như vậy là cần thiết, vẫn đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động thi hành công vụ, nhiệm vụ. Người dân vẫn có thông tin để giám sát lực lượng chức năng.
Từ đó, vị chuyên gia cho rằng, việc ghi âm, ghi hình lời nói, hình ảnh của người khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền nhân thân, quyền hình ảnh, tôn trọng hoạt động công vụ.
Việc ghi âm, ghi hình lực lượng cảnh sát thi hành nhiệm vụ rồi phát tán trên không gian mạng rất khó kiểm soát, có thể nhiều đối tượng xấu lợi dụng để gây rối trật tự công cộng, cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ.
Quá trình làm việc với lực lượng chức năng nói chung cũng như cảnh sát giao thông nói riêng, người dân phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ các mệnh lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.
Nếu có căn cứ cho rằng người thi hành công vụ đã có quyết định trái pháp luật hoặc hành vi khai trái pháp luật, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Theo luật sư Cường, thông tư là văn bản dưới luật, hướng dẫn chi tiết luật. Bởi vậy, các vấn đề liên quan đến quyền tự do dân chủ được quy định trong Hiến pháp và các văn bản luật, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện là quyền được quy định trong Hiến pháp và các văn bản luật.
"Thông tư này bỏ quy định chi tiết về việc công dân giám sát lực lượng cảnh sát giao thông bằng hình thức ghi âm, ghi hình nhưng không đồng nghĩa với việc cấm ghi hình. Tuy nhiên, việc ghi âm giọng nói, hình ảnh của người khác phải được thực hiện theo quy định của pháp luật", ông Cường nói.
Một là, thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hai là, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
Ba là, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ. Bốn là, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Năm là, thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Riêng hình thức giám sát này phải đảm bảo các điều kiện như không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; thực hiện ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Tại thông tư mới sắp có hiệu lực thi hành, Bộ Công an vẫn quy định về 5 hình thức giám sát, tuy nhiên ở hình thức giám sát thứ năm đã bỏ đi nội dung "thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình", chỉ còn qua "quan sát trực tiếp".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.