Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn của Quốc hội

Phương Hà Thứ hai, ngày 17/11/2014 17:01 PM (GMT+7)
Chiều 17.11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Đây là một trong những nội dung luôn thu hút sự quan tâm của dư luận tại các kỳ họp Quốc hội.
Bình luận 0

Trước khi bắt đầu phiên chất vấn kéo dài đến hết ngày 19.11, các đại biểu Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XIII.

Báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện cho biết: Nhiều bộ ngành còn chưa làm tròn trách nhiệm giải đáp những thắc mắc về cơ chế chính sách, việc giám sát những kiến nghị của cử tri còn chưa tới nơi tới chốn như: kiến nghị về chính sách cho hộ nghèo, chế độ gạo, muối, dầu thắp sáng cho đồng bào vùng sâu vùng xa...

Còn nhiều nội dung kiến nghị của cử tri cần phải được tiếp tục xem xét và thông tin kịp thời trong các kỳ tiếp xúc cử tri.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng là bộ trưởng đầu tiên trả lời phiên chất vấn.

Do đâu Việt Nam chỉ lắp ráp và gia công?

Vấn đề về việc phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo trong nước là 2 trong 5 vấn đề được đặt trọng tâm trong phiên chất vấn bộ trưởng Hoàng đặc biệt thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội.

Mở đầu phần chất vấn, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.Hồ Chí Minh) nêu  câu hỏi,  có ý kiến phản ánh công suất của  các  nhà máy thủy điện của  ta  rất lớn (ví dụ Nhà máy thủy điện Hòa Bình) nhưng hoạt động cầm chừng, trong khi lại đi nhập điện của Trung Quốc với giá cao. Liệu phản ánh đó có đúng không?

Xung quanh câu hỏi này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: Đây là ý kiến  hoàn toàn không có cơ sở. Bộ trưởng  cho  biết: Trong thời gian qua ta đã xây dựng rất nhiều nhà máy thủy điện đa mục tiêu như Ialy… Chính phủ quyết định tận dụng mọi nguồn lực nước, gió… để sản xuất điện. Không có câu chuyện cầm chừng về phát điện. 3 năm vừa qua năm nào thủy điện Sơn La cũng phát vượt công suất, mỗi năm phát 10 tỷ KWh điện. Không bao giờ có chuyện phát cầm chừng các thủy điện lớn mà lại đi nhập điện. Chúng tôi đã bố trí để tập đoàn điện lực mua điện của các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân với giá bằng với giá các nhà máy lớn.

Một trong những vấn đề được nhiêù đại biểu chất  vấn bộ trưởng Huy Hoàng là việc phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế tạo.

Đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế), đại  biểu  huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cùng có câu hỏi chất vấn liệu có phải Việt Nam thiếu chính sách cơ chế nên không khuyến khích được công nghiệp phụ trợ phát triển không? Và là người  đứng đầu ngành công thương 10 năm qua, theo bộ trưởng đâu là nguyên nhân khiến ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ rất yếu kém, đa phần là lắp ráp, gia công?

Thậm chí đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) nêu rõ vấn đề dù công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn được đặt ra nhiều năm nhưng nay vẫn phải nhập máy móc của nước ngoài?

Cơ chế  chính sách còn hạn  chế

Trả lời câu hỏi của các  đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho  biết:  Trong thời gian qua rõ ràng công nghiệp phụ trợ có nhiều vấn đề. Dù các chính sách phát  triển công nghiệp hỗ trợ có quy hoạch từ 2007, 2010 và  đến nay  đã có tầm nhìn  chính sách đến năm 2020. Đặc  biệt, năm 2012, Chính phủ có chính sách khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ một số ngành, một số lĩnh vực. Tuy nhiên do cấp độ pháp lý của chính sách này còn hạn chế nên chưa tạo điều kiện để công nghiệp phụ trợ phát triển.

Bộ trưởng  Huy  Hoàng  dẫn chứng: Nguyên liệu cho ngành dệt may thiếu là vì do quy mô sản xuất chưa nhiều, chưa  rộng, tức là dung lượng thị trường chưa đủ lớn nên khó có thể có một nhà sản xuất nào có thể đáp ứng cùng một lúc nhiều yêu cầu của thị trường. Hay như  trong lĩnh vực sản xuất ô tô cũng vậy.Nói chung muốn công nghiệp phụ trợ phát triển thì cần phải có quy mô thị trường đủ lớn.

 “Việc chúng ta phụ thuộc nhiều vào nước ngoài thẳng thắng thừa nhận là do nhiều cơ chế chính sách chưa tới, chưa thể chế hóa được chính sách thu hút, khuyến khích”.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể nguyên nhân của việc công nghiệp hỗ  trợ, công nghiệp chế tạo kém phát triển được  Bộ  trưởng Bộ Công  thương một lần nữa “chốt lại” là do cơ chế đầu  tư. “Trước đây được đầu tư từ ngân sách Nhà nước nên  ta có nhà  máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà  máy công cụ số 1… nhưng  từ khi  chúng ta  thay đổi cơ chế thị trường theo  định  hướng  XHCN thì  quy  định chỉ  được  dùng vốn ngân sách cho  các mục  đích  xây  dựng  hạ tầng… nên  chúng ta phải đi  vay  và tự lo  vốn đầu tư. Trong khi nước  ngoài không quan tâm, tư nhân  không  quan  tâm mà chỉ  có  DNNN  quan tâm nên  đầu  tư rất hạn chế. Với  quyết sách mới đây  thì hy vọng  lĩnh vực  này sẽ phát triển trong tương lai  sắp tới”, Bộ trưởng cho  biết.

Đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế):
 Tôi ghi nhận những khó khăn trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ bởi những nguyên nhân khách quan, chủ quan  về mặt cơ chế chính sách như Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng vừa nêu, nên rất thông cảm với bộ trưởng. Chính vì vậy, hôm trước tại phiên bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ, trong 3 mức độ tín nhiệm, tôi không chọn mức tín nhiệm cao mà chỉ chọn mức tín nhiệm vì thấy Bộ trưởng vẫn thiếu một phần trách nhiệm cá nhân trong việc  đề  xuất một cách  quyết liệt để cải thiện  tình hình.Tôi  hy vọng Bộ trưởng sẽ nhận trách nhiệm này trước cử tri vì rõ  ràng có phần trách nhiệm của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem