Bộ trưởng Bộ VHTTDL nghiêng về phương án bảo tồn hang Sơn Đoòng

Hải Phong Thứ tư, ngày 12/11/2014 14:28 PM (GMT+7)
Sáng nay (12.11), bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Tuấn Anh cho biết quan điểm cá nhân về việc xây dựng cáp treo vào di tích hang Sơn Đoòng (Quảng Bình): Ông nghiêng về phương án bảo tồn và phát huy di tích.
Bình luận 0
img
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh  

Cụ thể, trả lời báo giới, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, chiều mai (13.11), ông sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình về vấn đề cáp treo vào hang Sơn Đoòng. Ông cũng cho biết tới thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được văn bản của tỉnh Quảng Bình báo cáo các phương án xây dựng cáp treo tại đây.

Quan điểm
img
Ông Hoàng Tuấn AnhBộ trưởng Bộ Văn hóa -thể thao & du lịch
  Có xây hay không xây cáp treo thì cũng phải xem phương án cụ thể chứ bây giờ chưa biết gì cả. Nhưng quan điểm của tôi là di sản phải đến được với dân chứ di sản không thể nằm trên giấy được...  
Về quan điểm của Bộ VHTTDL với dự án này, Bộ trưởng cho biết dù là làm gì cũng phải trên tinh thần tuân theo Luật Di sản và phải gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.

 

“Thời gian qua, nhiều ý kiến chuyên gia đều cảnh báo về dự án này. Với chức năng của mình, Bộ phải tập hợp lại, sau đó cùng với UBND tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phân tích, đánh giá cái gì hại, cái gì lợi và chọn phương án tối ưu để xử lý. Tuy chưa chốt phương án cuối cùng, nhưng tôi nghiêng về phương án bảo tồn và phát huy nó”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định.

Giải thích sâu thêm, Bộ trưởng cho biết: Quan điểm chung là không được can thiệp thô bạo vào di sản, phải có quy trình tính toán các yếu tố, việc bảo tồn là trên hết và tìm cách phát huy nó. Trên thế giới có nhiều di sản văn hóa tương tự. Ngay như ở Việt Nam có di tích Yên Tử đang chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO thì cũng tương tự như thế, muốn làm gì phải cân nhắc.

Lấy ví dụ về cáp treo đã xây dựng tại khu du lịch Bà Nà, Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Đó là khu vực rất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời rất đa dạng về sinh học. Lúc bấy giờ cũng phải tính toán và cuối cùng có một công ty xin phép làm. Chúng tôi đã đưa ra một quy trình rất nghiêm ngặt để họ phải tuân theo. Trước đây, Bà Nà – Núi Chúa đã xây dựng một con đường đi lên, nhưng gặp 2 vấn đề: Thứ nhất là phải chặt cây, thứ hai là đường lên trắc trở, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Lúc ấy chỉ có phương án làm cáp treo thì khách mới lên đỉnh núi và tham quan các nơi được. Khi làm cáp treo thì yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ cảnh quan môi trường. Thực tế, người dân vẫn tiếp cận được đỉnh Bà Nà, vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cảnh vật mà môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, ông cũng thừa nhận với di tích hang Sơn Đoòng thì có nhiều cái khác biệt so với Bà Nà nên cần phải tính toán kỹ lưỡng. “Có xây hay không xây cáp treo thì cũng phải xem phương án cụ thể chứ bây giờ chưa biết gì cả. Nhưng quan điểm của tôi là di sản phải đến được với dân chứ di sản không thể nằm trên giấy được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem