Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đồng tình và đánh giá cao kết quả của Đoàn giám sát của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởngquá trình giám sát sẽ tạo ra một bước chuyển biến nhanh và hiệu quả hơn, nhất là về nhận thức của các cấp, các ngành.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đây là nhiệm kỳ thứ 2 chúng ta triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Khác với nhiệm kỳ trước, các công việc đòi hỏi phải cao hơn và trước đây đã khó thì bây giờ khó hơn vì không chỉ giảm nghèo về thu nhập mà đòi hỏi giảm nghèo các chiều thiếu hụt, giảm nghèo đa chiều, cao hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn và cuối cùng đòi hỏi phải bền vững.
"Thời gian vừa qua, bên cạnh những quyết tâm và những khó khăn, thách thức nội tại của chúng ta so với nhiệm kỳ trước, hai năm qua Chương trình này chịu sự tác động, ảnh hưởng rất nặng nề từ khách quan, đặc biệt Chương trình do tác động từ dịch bệnh Covid-19, rồi tình hình thiên tai, lũ bão, sạt lở ảnh hưởng rất nhiều, mà tập trung chủ yếu ở vùng khó khăn. Do đó đã khó lại càng khó hơn, đã nghèo lại bị tác động nhiều hơn" – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tập trung vào "lõi nghèo", vùng khó khăn nhất là vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn nhiều điều hạn chế như báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ ra, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo, chất lượng giảm nghèo, tính bền vững của giảm nghèo. Tuy nhiên, với sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị đặc biệt là các địa phương, sự vươn lên của các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.
"Đến bây giờ các chỉ tiêu của Quốc hội đặt ra theo Nghị quyết 24 về cơ bản đạt được, kết quả đó rất đáng ghi nhận và rất cơ bản. Cộng đồng quốc tế đến giờ vẫn ghi nhận chúng ta là một điểm sáng, chúng ta là nước duy nhất ở Châu Á triển khai chương trình đa chiều bao trùm và bền vững"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo và không ai không muốn không thoát nghèo, nhưng vì chưa có khả năng thoát nghèo và nếu còn trong danh sách hộ nghèo thì ít nhất cũng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.
"Thời gian vừa qua, Chương trình về giảm nghèo mà Quốc hội đã biểu quyết thông qua không còn chính sách cho không mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện, kể cả sản xuất, hỗ trợ nhà ở, sinh kế, đào tạo nghề và giải quyết việc làm" – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Nhiều địa phương phía Nam hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng, thời gian qua có hàng trăm hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo và chủ động nhường quyền lợi hỗ trợ cho người khác và mong muốn chủ động phấn đấu thoát nghèo, đây là điều cần được biểu dương.
Giải trình về vấn đề tách hộ nghèo không có khả năng lao động, không có khả năng thoát nghèo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ đưa ra các tiêu chí để những người này có cuộc sống tốt hơn hoặc không thấp hơn hộ nghèo.
Về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, theo tinh thần Quyết định 90 và Nghị quyết 24 của Quốc hội, chúng ta đang phấn đấu trong nhiệm kỳ này xóa được khoảng 100.000 căn hộ dột nát khó khăn của hộ nghèo ở 74 huyện nghèo với kinh phí 4.000 tỷ đồng. Mỗi căn hộ này khi xây mới sẽ có giá trị khoảng 70 triệu đồng, còn sửa chữa khoảng 30 triệu đồng. Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các địa phương sẽ đối ứng 10-30%.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, qua thực tiễn, việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đang triển khai tương đối tốt; Chương trình phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc miền núi còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, cả ba chương trình này đã và đang phải ban hành quá nhiều văn bản.
"Bình quân một chương trình phải khoảng 60-70 văn bản khác nhau. Trong rừng văn bản đó, dù không muốn mà cơ quan chuyên trách của chúng tôi rất vất vả nhưng vẫn phải ban hành theo quy định của pháp luật" – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Tận dụng lợi thế, nhiều hộ nông dân tỉnh Điện Biên, Lai Châu đang dần khá giả nhờ mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở quy mô hàng hóa.
Cùng với đó, việc phân cấp, phân quyền chưa rõ, chưa đến nơi đến chốn. "Dưới thì chơ trên, trên bảo dưới cứ làm đi nhưng dưới sợ nên dẫn đến hiện tượng các Thông tư của Bộ hướng dẫn rồi, nhưng cấp dưới lại đề nghị tiếp hướng dẫn của hướng dẫn. Chúng tôi cũng kiểm tra lại xem hay là mình hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn, không rõ nhưng không phải thế"- Bộ trưởng nêu.
Ngoài ra, việc phân bổ các dự án nhỏ lẻ, manh mún quá nhiều. Riêng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có trên 1.000 dự án nhỏ khác nhau; việc giao vốn chậm, nhỏ giọt….
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội 7 cơ chế chính sách đặc thù, nhưng theo Bộ trưởng, trước mắt trong Nghị quyết về giám sát, Quốc hội nên cho phép thí điểm trao quyền trọn gói cho cấp huyện được chủ động quyết định điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ các chương trình và giữa các chương trình với nhau; trong đó mỗi tỉnh chọn một hai huyện làm thí điểm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.