Bộ trưởng tiết lộ về tổng thầu Trung Quốc tại dự án Cát Linh - Hà Đông

Phương Linh Thứ tư, ngày 05/06/2019 17:25 PM (GMT+7)
Trả lời về dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, hiện các hạng mục tại dự án đã xong 99%. 1% còn lại là các hạng mục nhỏ và công tác chứng minh an toàn hệ thống.
Bình luận 0

Với việc này, theo ông, Việt Nam đã thuê tư vấn nước ngoài mà đứng đầu là đơn vị của Pháp để đánh giá an toàn của hệ thống.

"Nếu các thông tin từ tổng thầu không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn. Hiện chúng tôi đang cùng các cơ quan liên quan cố gắng thực hiện nốt 1% công việc này" ông Thể lên tiếng.

Ông khẳng định, theo quy định, chỉ khi 1% này hoàn thành, tức là chứng nhận các thiết bị là đảm bảo an toàn thì tuyến đường sắt trên mới được vận hành.

img

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh về năng lực tổng thầu trong dự án trên, theo Bộ trưởng, việc tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án là nội dung trong hiệp định vay vốn.

"Khi ký hiệp định vay, Trung Quốc chỉ định tổng thầu thực hiện dự án, không phải Việt Nam chọn" ông nêu lên.

Theo ông khi thực hiện dự án, tổng thầu trên xây dựng đường sắt tốt nhưng vận hành lại thiếu kinh nghiệm. Trong khi ấy, thi công và vận hành là hai vấn đề khác nhau.

Bởi vậy, ngành giao thông đã phải làm việc với các bên liên quan của Trung Quốc nhiều lần để cải thiện tình hình, nhằm sớm đưa dự án vào vận hành.

Cũng nói về vấn đề liên quan, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An chất vấn với nội dung: Trách nhiệm của các cá nhân ra sao trong việc để xảy ra tình trạng dự án giao thông chậm tiến độ, đội vốn hàng nghìn tỷ đồng?

Trả lời, theo ông Thể, nhiều công trình đội vốn rơi vào dự án đường sắt đô thị do đây là công nghệ mới, được phê duyệt trước năm 2008. Trong khi ấy, thời điểm 2008-2009 là khủng hoảng kinh tế. Chỉ riêng trong năm 2009, theo ông, mức độ trượt giá đã lên tới 20%. Tới nay, tổng trượt giá là khoảng 49%. 

Ở góc độ Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng cho biết đã điều chuyển một số cán bộ ban quản lý dự án, kiểm điểm cuối năm xếp loại một số chỉ được đánh giá "hoàn thành nhiệm vụ" dù được đề nghị "hoàn thành tốt nhiệm vụ".

Trước đó, dự định vận hành chính thức dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông từ 30/4 đã phải hủy bỏ. Đây là lần thứ 10, tuyến đường sắt này phải lùi tiến độ.

Bộ GTVT lý giải đường sắt đô thị liên tục chậm tiến độ, đội vốn

Bộ GTVT cho hay, do đường sắt đô thị là loại hình hoàn toàn mới với Việt Nam, quá trình thực hiện phải điều chỉnh,...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem