Bộ Y tế cũng gửi công văn khẩn tới Bộ Ngoại giao, đề nghị Bộ Ngoại giao thông báo tới các cơ quan, tổ chức có cán bộ, công dân đang ở hoặc phải đi đến vùng dịch hạn chế cử cán bộ đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết; trường hợp phải đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh, cần tổ chức phổ biến và tuyền truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý (cán bộ đi công tác, học tập, khách du lịch, người lao động) về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola; chia sẻ và cập nhập kịp thời cho Bộ Y tế thông tin về hành khách nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch bệnh để có các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh.
Những người tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh Ebola phải trang bị phòng hộ kín mít.
TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết (mồ hôi, tinh dịch), tổ chức mô của cơ thể hoặc dịch thể khác của người hoặc động vật nhiễm bệnh, kể cả người, động vật chết.
Do đó, những người có khả năng mắc cao nhất là những người tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người hoặc động vật bị bệnh. Đến nay chưa có vaccin phòng bệnh và phương pháp điều trị đặc hiệu.
Triệu chứng của bệnh Ebola bao gồm: sốt cao, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, chảy máu từ các lỗ tự nhiên…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.