Bón phân cho lúa Bắc Bộ

Thứ sáu, ngày 25/02/2011 16:28 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đồng bằng Bắc bộ vào vụ đông xuân muộn hơn Nam bộ 1 - 2 tháng. Đây cũng là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước, nên giữ năng suất, sản lượng lúa vùng này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cân đối chung tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bình luận 0
img
Việc bón phân còn phụ thuộc vào các loại đất.

Để cho lúa đạt năng suất cao, một trong những yếu tố quan trọng nhất, đó là phân bón. Phân bón là thức ăn của cây. Giống như thức ăn của động vật, phân bón gồm nhiều dưỡng chất khác nhau: Đạm, lân, kali, vôi, ma nhê…

Đối với giống đẻ nhánh mạnh thì nên bón phân tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh. Đối với giống lúa đẻ nhánh ít, nhưng bông to và nhiều hạt thì ta tập trung bón vào giai đoạn đón đòng. Còn đối với các giống ngắn ngày thì nên bố trí bón thúc sớm hơn so với giống lúa dài ngày.

Ở những vùng khí hậu lạnh thì phải bón lót nhiều hơn để giúp cây chống chọi lại giá rét. Đồng thời cần bón thúc sớm hơn để phòng sâu bệnh phá hoại vào cuối vụ.

Tùy từng loại đất mà chúng ta nên bón loại phân gì. Đất phèn thì phải tăng cường phân lân; đất cát, đất xám, đất bạc màu thường thiếu kali thì ta bón thêm kali.

Tùy hình thức gieo cấy nên cách bón cũng khác nhau. Kéo sạ (gieo thẳng) thì bón lót ít hơn lúa cấy; lúa sạ chay thường bón lót nhiều phân hơn lúa sạ thường...

Đối với cây lúa, nếu bón đầy đủ phân hữu cơ là tốt nhất. Các cụ ta ngày xưa làm gì có phân vô cơ. Họ chỉ bón phân hữu cơ cho các loại cây trồng. Phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng. Trong phân chuồng đã có đầy đủ mọi yếu tố mà cây cần thiết. Tuy nhiên, lượng phân hữu cơ càng ngày càng khan hiếm cho nên ta phải bổ sung thêm phân vô cơ (hay còn gọi là phân hóa học).

Phân hóa học có nhiều loại, loại đơn và loại phức hợp. Loại đơn là loại phân chứa nhiều nguyên tố (như phân đạm, phân lân, phân kali, vôi…). Loại phức hợp thì gồm nhiều loại phối trộn với nhau như: NPK, NPK và vi lượng…

Đối với lúa, ta nên bón kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân hữu cơ cần được ủ cho hoai mục. Nếu còn tươi mà mang bón thì cây dễ bị ngộ độc do chúng sẽ sinh ra một số axit hữu cơ và một số khí độc (như H2S và CH4…) dễ gây ngộ độc cho cây. Trong khi đó, phân vô cơ phải được bón với các tỷ lệ thích hợp cho từng mùa vụ. Ở phía Bắc, vụ xuân tỷ lệ NPK nên là 3-1-1 và vụ thu là 2-1-1.

Việc bón phân còn phụ thuộc vào các loại đất, vào các giống lúa và vào các giai đoạn khác nhau. Lượng phân bón và thời kỳ bón cũng phải phù hợp…

Để đông xuân này đạt năng suất cao, bà con cần trao đổi với anh em khuyến nông ở địa phương để có được lịch bón phân hợp lý và cân đối.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem