Thời điểm này bón phân nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhanh, tập trung ngay ở giai đoạn đầu của quá trình đẻ nhánh.
Đối với những diện tích gieo thẳng,cần chọn thời điểm khi cây lúa có 2,5 - 3 lá thật. Những diện tích cấy mạ dược và mạ nền cứng, cần tiến hành bón khi lúa bén rễ hồi xanh. Chú ý thời điểm này đầu tư nhiều đạm hơn kali và tùy theo chân ruộng tốt hay xấu, giống có nhu cầu cao hay thấp.
Bón cho lúa làm đòng
+ Với những chân ruộng lúa đã đẻ đủ số dảnh theo yêu cầu, nhưng cây lúa có nguy cơ đẻ tiếp (lúa tốt) cần đợi đến khi cây có đòng mới bón phân và lượng phân kali nên nhiều hơn (tỷ lệ 2 kali: 0,5 đạm). Đây là thời điểm bón phân an toàn nhất.
+ Với những chân ruộng lúa sinh trưởng phát triển trung bình (lúa chưa đẻ đủ) cần chọn thời điểm lúa đứng cái để bón cho lúa làm đòng sẽ hiệu quả hơn. Lượng phân bón cho đối tượng lúa này nên theo tỷ lệ (1 đạm: 2 kali) là phù hợp.
Bón cho lúa làm hạt
Thời kì làm hạt và chín của các giống lúa đều dao động trong khoảng 1 tháng. Thời gian này, ND thường không bón phân cho lúa làm hạt,vì chỉ còn chờ thu hoạch. Nhưng xét về mặt khoa học, nếu thiếu kali sẽ rất hạn chế cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt tạo tinh bột trong hạt lúa dẫn đến năng suất lúa giảm đáng kể.
Lúc này cần bón phân khi lúa đang thấp thoi trỗ hoặc khi cây lúa trổ xong đang phơi màu (sau trỗ 1 tuần). Không dùng phân bón gốc như các lần trước mà nên dùng chế phẩm phân kalisunfat (K2SO4)-thường gọi là kali trắng hay kali tan, để phun trên bông cây lúa, cây sẽhấp thụ được 80-95%.
Nên dùng 200g kali trắng/lần/sào lúa. Đối với lúa lai nên tiến hành phun 2 đợt (đợt 1 lúc lúa thấp thoi trỗ, lần 2 khoảng 1 tuần sau khi trổ), lúa thuần cần phun được một trong hai đợt trên sẽ có hiệu quả đáng kể.
Trần Thị Liên(Trạm Khuyến nông Nam Sách, Hải Dương)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.