Leonie trong bể kính
Con cá mập vằn tên Leonie gặp bạn đời trong vườn thủy sinh tại Townsville, Úc năm 1999 và đã đẻ 24 lứa. Năm 2012, con đực bị chuyển sang bể khác. Kể từ đó tới giờ, Leonie không tiếp xúc với con cá mập nào khác nhưng đầu năm 2016 nó đẻ ba con.
Ngạc nhiên với hiện tượng lạ này, Christine Dudgeon cùng đồng nghiệp từ ĐH Queensland (Úc) lao vào tìm kiếm lời giải. Giả thuyết đầu tiên cho rằng Leonie trữ tinh dịch con đực để thụ tinh bị bác bỏ, vì những con cá mập con chỉ mang gen của mẹ. Như vậy chúng là sản phẩm của sinh sản vô tính.
Một vài loài động vật dị tính khác có khả năng sinh sản vô tính gồm có gà tây, rồng Komodo, rắn và cả cá đuối. Tuy nhiên, đó đều là các con cái chưa hề sinh sản theo kiểu thông thường, vậy nên trường hợp của Leonie được coi là hiếm có. Trước đây mới chỉ có 2 cá đuối ó và rắn khoang chuyển từ sinh sản vô tính sang dị tính.
1 trong 3 con cá mập con chỉ mang gen mẹ
Thông thường, giới khoa học thường quan sát và nghiên cứu cơ chế các cá thể chuyển từ sinh sản vô tính sang sinh sản hữu tính chứ chưa bao giờ có điều kiện làm điều ngược lại. Ở cá mập, sinh sản vô tính có thể xảy ra khi trứng của con cái được một tế bào chứa vật liệu di truyền, dẫn đến cái gọi là "giao phối cận huyết cực đoan". Đó không phải là cách tồn tại hiệu quả vì nó làm giảm sự đa dạng di truyền và khả năng thích ứng.
Dù vậy, Dudgeon cũng cho rằng đó là cách duy nhất, trong tình trạng khan hiếm những con đực. "Gen của mẹ được truyền xuống cho thế hệ sau cho tới khi tìm được đối tượng giao phối", cô nói. Một số chuyên gia khác cũng nhận định rằng hiện tượng này dường như đang ngày càng phổ biến.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.