Theo báo Sài Gòn giải phóng, sau hơn 3 năm thực nghiệm, Công ty CP Sa Sâm Việt đã xây dựng thành công quy trình trồng cây sâm trên cát biển tại tỉnh Bến Tre, nơi có điều kiện thời tiết và khoáng chất phù hợp.
Đề tài nghiên cứu nhân giống, bảo tồn và trồng sâm trên cát biển của công ty đã được Bộ KH-CN nghiệm thu, đưa vào dự án cấp quốc gia và được Bộ Y tế chứng nhận.
Sâm cát trồng ở tỉnh Bến Tre. Ảnh: Báo SGGP.
Theo Công ty CP Sa Sâm Việt, cây sâm thuộc loài dược liệu với nhiều hàm lượng rất tốt cho sức khỏe. Với đường bờ biển tỉnh Bến Tre dài khoảng 65km, công ty đang nhân rộng mô hình trồng sâm đến người dân, nhằm thay thế các loại các khác năng suất không cao, công ty cũng ký kết hợp tác với Công ty Việt Distribution (thuộc Tập đoàn GM Hoa Kỳ, có hệ thống phân phối tại hơn 16 quốc gia) nhằm phân phối sản phẩm sâm ra thị trường quốc tế.
Dự kiến, trong 6 tháng tới, công ty sẽ hoàn tất thủ tục, nhãn mác, bao bì… để xuất khẩu lô sâm đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ.
Ngoài Bến Tre, cây sâm sát còn có mặt ở ven biển nhiều tỉnh, thành phố, điển hình là ở tỉnh Quảng Ngãi. Ở Quảng Ngãi, cây sâm cát mọc hoang rất nhiều ở những bãi cát ven biển trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các xã bãi ngang ven biển ở huyện Mộ Đức. Sâm cát có nhiều tên gọi khác nhau như: Sa sâm nam, xà lách biển, hải cúc… Đây loại cỏ thuộc họ cúc...
Anh Huỳnh Ngọc Lộc ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre thu hoạch lá sâm cát trồng xen trong vườn xoài tứ quý của gia đình. Ảnh: Báo Đồng Khởi.
Ở tỉnh Bến Tre, những năm gần đây nhiều hộ nông dân trồng sâm cát cắt lá bán cho người tiêu dùng sử dụng như một loại rau xanh với nhiều dinh dưỡng và tác dụng nâng cao sức khỏe. Điển hình là hộ anh Huỳnh Ngọc Lộc ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) đã trồng nửa công sâm cát trên đất cát mà về thu nhập hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày. Trồng sâm cát có thể cho thu hoạch lá quanh năm nếu chăm bón tốt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.