Cá sặc rằn giảm 8.000 đồng/kg, người nuôi khổ sở bắt cá... nhịn ăn

Thứ sáu, ngày 28/07/2017 19:10 PM (GMT+7)
Thời điểm hiện tại, người nuôi cá tra trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) phấn khởi vì giá cá thương phẩm tăng trở lại. Trong khi đó, những người nuôi cá sặc rằn (còn gọi là cá bổi) lại buồn thiu vì thua lỗ và không có người mua.
Bình luận 0

img

Những người nuôi cá tra tại huyện Châu Thành đang rất phấn khởi vì cá được giá. Ảnh: T.H

Theo nhiều nông dân nuôi cá tra tại huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), hiện các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua cá tra thương phẩm của nông dân với giá khoảng 23.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu so với đầu năm, mức giá này giảm khoảng 2.000 đồng/kg.

Được biết, mỗi tháng nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành xuất bán hơn 700 - 800 tấn cá tra thương phẩm cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh.

Trái ngược với người nuôi cá tra, hiện nhiều hộ nuôi cá sặc rằn tại huyện Tháp Mười đang gặp khó khăn do giá cá giảm thấp, khiến nhiều người nuôi lỗ vốn.

img

Trái ngược với cá tra, những người nuôi cá sặc rằn đang phải cho cá ăn cầm chừng vì giá cá giảm quá sâu, dẫn tới thua lỗ. Ảnh: Ngọc Trinh

Vừa bán xong mẻ cá trong đợt này, anh Lê Hữu Phúc ngụ ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười cho biết: “Hiện giá cá sặc rằn loại 6 - 8 con/kg từ 18.000 - 18.500 đồng/kg; loại 4 - 5 con/kg từ 35.000 - 36.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Riêng loại cá có kích cỡ nhỏ từ 10 con/kg giá còn rẻ hơn, thậm chí không có người mua. Mặc dù giá giảm nhưng bù lại năng suất cá tăng hơn so với năm trước khoảng 20%”.

img

Sơ chế cá nguyên liệu tại một cơ sở sản xuất khô cá bổi. Ảnh: Ngọc Trinh

Theo nhiều nông dân nuôi cá sặc rằn tại xã Láng Biển, cá sặc rằn giảm giá mạnh do diện tích nuôi cá trên địa bàn huyện không ngừng tăng, lượng cá cung ứng ra thị trường nhiều khiến cung vượt cầu.

Một số ao cá đến thời điểm thu hoạch nhưng giá cá quá thấp, người nuôi phải cho ăn cầm chừng để chờ giá, nếu giá cá còn ở mức thấp thì thời gian tới người nuôi càng lỗ nặng hơn. Thị trường tiêu thụ chính của cá sặc rằn là các chợ đầu mối các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và thông qua thương lái ở địa phương nên chưa ổn định.

Trang Huỳnh (Báo Đồng Tháp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem