Quan điểm này được ông Hoàng Đình Cảnh chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về tình dịch HIV và Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2017 do Bộ Y tế tổ chức sáng 9.11.
Một thanh niên nghi ngáo đá cầm dao xông vào một nhà dân rồi leo lên sân thượng ngồi tại Tp Hồ Chí Minh (Ảnh IT)
Ông Cảnh cho biết, các đối tượng nghiện ma túy đang có xu hướng chuyển từ sử dụng cần sa, heroin sang ma túy tổng hợp. Với nhiều tên gọi khác nhau như ma túy đá, thuốc lắc, viên nữ hoàng, ngọc điên…, ma tuý tổng hợp làm não bộ người sử dụng bị tổn thương nặng nề, gây loạn thần, hoang tưởng, mất kiểm soát về hành vi, có xu hướng phạm tội sau khi sử dụng.
“Điều trị ma tuý tổng hợp hiện nay hết sức khó khăn, chưa có thuốc đặc trị, chỉ có các giải pháp can thiệp bằng tư vấn, hỗ trợ tâm lý và điều trị triệu chứng khi bị rối loạn tâm thần, ảo giác, hoang tưởng” - ông Cảnh nói.
về điều này, bác sĩ Cương, người nghiện ma tuý tổng hợp có thể cai nghiện thành công được nhưng việc có tái nghiện hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào lý trí của người nghiện.
Bác sĩ Cương phân tích, ma túy đá nói riêng hay các loại ma túy tổng hợp (ATS) nói chung có tác động trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương, phá hủy não bộ khiến người nghiện mất minh mẫn. Người dùng ma tuý đá thường có những ảo giác, hoang tưởng hành động khác lạ, nguy hiểm hoặc hoang tưởng bị tấn công, kích động, bạo lực.
Thậm chí họ “nhìn” thấy xung quanh có quái vật, có kẻ thù nên tấn công một cách hung hãn, kể cả bố mẹ, con cái cũng không nhận ra. Điều nguy hiểm các loại ma túy “truyền thống” như heroin, thuốc phiện chỉ gây ảo giác, hưng phấn trong vài giờ thì ATS gây hưng cảm tới 3-4 ngày. Trong thời gian đó, người ngáo đá có thể gây ra nhiều hành động nguy hiểm.
“Dù người dùng ma tuý tổng hợp không có các biểu hiện sau cai khi thiếu thuốc như vật vã, “dòi bò trong xương” nhưng nếu không dùng, người nghiện có thể uể oải, thiếu sức sống, suy kiệt, buồn chán. Do đó họ thường xuyên tìm cách “đập đá” hay các ma tuý tổng hợp khác để vui tươi, phấn chấn trở lại và liều dùng sẽ ngày càng cao. Đến một mức nào đó thần kinh bị phá hủy và xuất hiện hiện tượng ngáo đá, sốc thuốc hoặc có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim” – bác sĩ Cương cho biết.
Tại Hà Nội, một thanh niên ngáo đá khác leo lên cột điện ngồi (Ảnh IT)
Theo bác sĩ Cương, việc “cắt cơn” của người nghiện ma tuý tổng hợp mất từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, việc cai nghiện có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào lý trí, quyết tâm của người nghiện. “Về cơ bản là phải tách người nghiện ra khỏi môi trường có thể mua, tiếp cận được với ma tuý dễ dàng, tách họ khỏi bạn bè có thể rủ rê họ dùng ma tuý. Đồng thời người thân nên gần gũi, chia sẻ, thông cảm với họ, không để họ bị suy sụp, buồn chán, dẫn đến suy nghĩ phải đi tìm ma tuý tổng hợp để “kích” tinh thần lên” – bác sĩ Cương nói.
Do đó, bác sĩ Cương nhận định, người nghiện ma tuý tổng hợp và gia đình không nên quá tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực. Quan trọng là sau khi cắt cơn nghiện, điều trị các triệu chứng ngáo, nghiện thì người bệnh phải có quyết tâm rất cao để từ bỏ ma tuý.
Bác sĩ Cương cũng cho biết, hiện chưa có nghiên cứu về tỷ lệ tái nghiện của người nghiện ma tuý tổng hợp, vì điều này phải theo dõi trong một thời gian rất dài.
Theo Bộ Y tế, hiện có sự gia tăng bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện đang điều trị Methadone sử dụng thêm ma túy tổng hợp ở các tỉnh, TP lớn. Có nơi tỷ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy tổng hợp lên tới 25% dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân bị bắt đi cai nghiện bắt buộc gia tăng. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.