Cái tầm của nữ thủ lĩnh nông dân

Chúc Ly Thứ ba, ngày 27/10/2015 07:05 AM (GMT+7)
“Hơn 7 năm công tác tại Hội Nông dân (ND) tỉnh Sóc Trăng, tôi luôn tâm niệm rằng, với người làm công tác hội, nhất thiết phải có 3 yếu tố: Đó là cái tâm, tầm và trách nhiệm” - bà Trần Thị Quýt – Chủ tịch Hội ND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.
Bình luận 0

Đổi mới công tác quản lý, điều hành       

Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, "nữ thủ lĩnh nông dân" Trần Thị Quýt bộc bạch: “Với vai trò là Chủ tịch Hội ND tỉnh, tôi cùng các đồng chí trong Ban chấp hành, Ban thường vụ luôn thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình công tác hội và phong trào ND trên địa bàn. Ngoài ra, tập trung đổi mới công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành của Hội ND để công tác hội có hiệu quả hơn”.

img

Bà Trần Thị Quýt tham quan mô hình nuôi bò của hội viên, ND xã Viên An, huyện Trần Đề. Ảnh: Chúc Ly

Một trong những tố chất của người đứng đầu đó là năng lực tham mưu. Bà Quýt đã tham mưu cho Tỉnh ủy thành lập Ban chỉ đạo 61 (thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư T.Ư Đảng) từ tỉnh đến cơ sở. Sóc Trăng là một trong số ít địa phương thành lập Ban chỉ đạo 61 đến cấp cơ sở.

Hội ND tỉnh cũng đã ký kết các chương trình, kế hoạch liên tịch với 6 sở, ngành giai đoạn 2011-2020. Bản thân bà Trần Thị Quýt chủ trì, tham gia xây dựng 19 đề án, dự án, trong đó Hội ND được giao trực tiếp thực hiện 4 đề án do UBND tỉnh phê duyệt.

Cùng với Ban thường vụ, bà Quýt là người trực tiếp đề xuất UBND tỉnh chuyển ngân sách bổ sung tăng trưởng Quỹ HTND tỉnh với số tiền 3 tỷ đồng/năm; ngân sách huyện cấp bổ sung Quỹ HTND huyện 300 triệu đồng/năm và ngân sách xã cấp bổ sung 30 triệu đồng/năm. Điều này bước đầu đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống hội đối với công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ HTND.

Quan tâm đời sống hội viên

“Việc mình cần làm nhất là phải đổi mới được bộ máy, tổ chức hội. Phải có đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có tâm huyết và trình độ mới giúp đỡ được nhiều hơn cho hội viên, ND. Từ đó, công tác hội cũng đổi mới, không còn là những lời nói suông mà đi vào những việc thiết thực” – bà Quýt bộc bạch.

Còn nhớ, thời điểm trước năm 2008, Hội ND tỉnh chưa tổ chức được một lớp trung cấp công tác xã hội, chuyên ngành công tác Hội ND nào cho các cán bộ hội cơ sở. Trước tình hình đó, bà Quýt đứng ra xin chủ trương của tỉnh và sự hỗ trợ từ T.Ư Hội NDVN. Nhờ đó, Sóc Trăng là 1 trong 3 tỉnh có lớp đào tạo hệ trung cấp công tác xã hội đầu tiên trong cả nước (năm 2011-2013) với 80 học viên.

Bà Trần Thị Quýt và tập thể Ban thường vụ Hội ND tỉnh đã làm việc và tổ chức ký chương trình liên tịch với Ban thi đua khen thưởng tỉnh cho ra quy chế khen thưởng đối với hộ ND SXKD giỏi. Nhờ đó, công tác thi đua khen thưởng của Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã thực sự khởi sắc.

Nếu như từ năm 2010 trở về trước, mỗi năm Hội ND tỉnh chỉ có khoảng 100 bằng khen của UBND tỉnh thì từ năm 2010 đến nay mỗi năm đều có hơn 300 bằng khen, trong đó chủ yếu khen thưởng trực tiếp hội viên, ND giỏi.

Qua công tác khen thưởng và các hoạt động khác, tổ chức hội và phong trào ND tỉnh Sóc Trăng ngày càng vững mạnh, thu hút ND tham gia vào tổ chức. Nếu như trước năm 2008, Hội ND tỉnh Sóc Trăng chỉ có hơn 90.000 hội viên thì nay đã tăng lên khoảng 159.000 hội viên. 

Với những đóng góp cho công tác hội và phong trào ND tỉnh nhà, bà Trần Thị Quýt nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp; nhận bằng khen của UBND tỉnh và T.Ư Hội NDVN; vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2014. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem