Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Clip: Bà Nguyễn Thị Biên ở thôn Quang Trung, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Hiện gia đình bà Nguyễn Thị Biên ở thôn Quang Trung, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang có 50 ha ngao (trong đó 45 ha nuôi ngao thương phẩm và 5 ha ngao giống).
Chính vì vậy, gia đình bà Nguyễn Thị Biên đã đầu trên 27 tỷ đồng để mở rộng diện tích nuôi trồng và mua sắm một số máy móc khai thác chuyên dụng. Mỗi năm cơ sở nuôi ngao của bà Biên đã cung cấp giống nuôi cho diện tích trên 1.000 ha, sản lượng nuôi trồng và thu mua trên 100.000 tấn ngao thương phẩm và được gia đình bà Biên đăng ký xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Hiện nay, sản phẩm ngao, dắt, don của gia đình bà Nguyễn Thị Biên được nhiều khách hàng tin dùng, vì vậy thị trường đã mở rộng đến các phía Bắc như Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh Nam Trung bộ, năm 2023 gia đình bà Biên thu lãi trên 3,8 tỷ đồng sau khi đã trừ chi phí và đóng thuế cho nhà nước.
Theo bà Nguyễn Thị Biên, gia đình bà làm nghề sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm ngao từ năm 2005. Khi đó, kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, kinh nghiệm ít nên chi phí đầu tư ban đầu cao. Lúc ban đầu là mua gom làm đại lý chuyển đi tiêu thụ ở các trung tâm đô thị lớn để bán. Sau đó, gia đình bà đã nhận 3 ha để khoanh nuôi và khai thác.
Sau nhiều năm gắn bó với con ngao, đi khắp các tỉnh từ Thanh Hóa ra Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Biên đã học hỏi được nhiều điều từ con ngao… Chính vì vậy, bằng những kinh nghiệm và học hỏi bà Biên đã tìm ra được chu kỳ sinh sản của con ngao và tận dụng những kiến thức tích lũy nhiều năm từ con ngao, để biết đến thời điểm nào sẽ tiến hành kích thích sinh sản, thu trứng và sản xuất ngao giống, cung cấp ra thị trường. Đây là một bước ngoặt đáng kể, quyết định nhiều đến hiệu quả nghề nuôi ngao ở các bãi triều. Việc chủ động nguồn giống ngao đã đem đến cơ hội mới cho gia đình bà Biên nói riêng và nghề nuôi ngao nói chung.
Theo bà Nguyễn Thị Biên, khó khăn của người nuôi ngao là việc liên kết trong tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế. Người dân chủ yếu vẫn tiêu thụ nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình, chưa tiếp cận được với những hệ thống siêu thị hay nhà máy chế biến. Do đó, sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế, không đảm bảo được giá trị sản xuất cũng như đầu ra ổn định.
"Hiện tình trạng suy thoái về giống khiến con ngao ngày càng nhỏ, thời gian nuôi kéo dài hơn. Trong khi đó, thị trường trong nước lẫn quốc tế đều ưa chuộng những con ngao to, có kích thước đồng đều, mẫu mã đẹp. Ngoài ra, chi phí nuôi ngày một tăng lên, đặc biệt là giá con giống, nhân công thu hoạch… dẫn tới giá thành sản phẩm cũng bị đội lên, gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường", bà Biên cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Biên nhớ lại, có thời điểm, những bãi ngao của gia đình bà ở các tỉnh thành đã xảy ra hiện tượng chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Vì vậy, bà Biên mong muốn các cấp chính quyền của các tỉnh thành cũng như các bộ ngành cần quan tâm, chú trọng và kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước thải từ các nhà máy, công ty ra môi trường, phải đạt chuẩn trước khi xả thải. Để nguồn nước từ các sông, suối đổ ra biển luôn được bảo đảm, an toàn giúp người nuôi trồng thủy hải sản yên tâm đầu tư, sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Biên là nông dân tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa được Hội đồng bình chọn chung khảo của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam bình chọn là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.