Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom

Kim Duyên Thứ hai, ngày 19/12/2022 10:11 AM (GMT+7)
Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, hầm chỉ huy tác chiến T1 như chứng nhân lịch sử trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh máy bay Mỹ.
Bình luận 0

Video ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh "Hầm T1 trong đầu của chiến dịch". Thực hiện: Kim Duyên.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 2.

Mặc dù hầm T1 có quy mô khá nhỏ hẹp nhưng căn hầm này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Hầm được thiết kế chia thành 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày nửa mét.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 3.

Hai lớp cửa bảo vệ, phòng độc trên đường dẫn xuống hầm T1. Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 4.

Phòng giao ban tác chiến rộng 20m2 gần cửa hầm phía đông, là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các nơi, báo cáo tình hình với cấp trên, nhận lệnh và phát lệnh.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 5.

Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 6.

Kíp trực có trách nhiệm đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến nhằm đối phó kịp thời, chủ động giành thắng lợi trên chiến trường; Tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 7.

Toàn cảnh phòng trực ban tác chiến, gần như các hiện vật còn được lưu giữ nguyên vẹn.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 8.

Bức ảnh được ghi lại khi Tổng Tham mưu phó và các đồng chí ở Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 9.

Những phòng nhỏ này là nơi thực hiện liên lạc trực tiếp từ Bộ Tổng tham mưu tới các chiến trường. Hệ thống cách âm, điện đài tại 4 căn phòng này đều được nhập từ Liên Xô.Bức ảnh được ghi lại khi Tổng Tham mưu phó và các đồng chí ở Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 10.

Hình ảnh mô phỏng một tiêu đồ viên trong kíp trực đang xác định tọa độ chính xác máy bay B52 của địch.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 11.

Điện thoại, cặp da và một số vật dung được các chiến sĩ sử dụng tại hầm tác chiến T1.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 12.

Căn phòng cuối cùng trong hầm là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2, gần cửa hầm ở hướng Nam. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 13.

Nút nhấn còi báo động gắn ở góc phòng trực ban tác chiến. Khi ấn chiếc nút màu đỏ này, lập tức còi kết nối với còi báo động trên nóc Hội trường Ba Đình (Tòa nhà Quốc hội ngày nay). Đồng loạt sau đó, 15 còi báo động phòng không trên toàn TP Hà Nội đặt ở Nhà hát Lớn, bưu điện... sẽ cùng rú vang, thúc giục người dân xuống hầm trú ẩn. Tối 18/12/1972, tại hầm T1 đã phát đi những hồi còi đầu tiên, báo động phòng không cho toàn thành phố trước khi máy bay B- 52 đến ném bom.

Căn hầm đặc biệt, nơi phát ra tiếng còi báo động toàn Thủ đô máy bay Mỹ ném bom - Ảnh 14.

Tham quan di tích Hầm tác chiến T1, bạn Đinh Thị Như (K67, Trường ĐH KHXH-NV) thích thú khi được xuống hàm trú ẩn. Như cho biết: "Em ấn tượng với tiếng còi báo động thúc giục người dân xuống hầm trú ẩn. Chỉ khi đến tham quan mới biết âm thanh ấy được phát đi từ đây. Tuyệt vời nhất là em được trực tiếp xuống hầm trú ẩn mà trước giờ em chỉ được qua sách, báo".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem