Thưa ông, hiện giá thịt lợn đang ở mức rất cao, người chăn nuôi đang có lãi vậy tại sao nông dân vẫn chưa tích cực sản xuất để đáp ứng nguồn cung cho thị trường?
- Tôi cho nguyên nhân căn bản khiến giá thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn tăng mạnh hiện nay là do công tác thú y, phòng dịch của ta quá kém. Từ cuối năm 2010 đến hết quý I năm nay, tỷ lệ đàn lợn của ta bị chết do dịch bệnh rất nhiều, thậm chí nhiều địa phương không báo cáo về dịch bệnh nên nông dân sợ không dám nuôi.
|
Đàn lợn trong dân đang giảm mạnh do chi phí chăn nuôi tăng cao. |
Thực tế, dịch bệnh chỉ có vẻ chững lại gần 1 tháng nay. Việc nói hết dịch bệnh chỉ thấy cơ quan chức năng đưa ra, còn thực tế dịch bệnh hết hay chưa, ai đi kiểm tra đều không thấy thông báo. Do vậy, mới đây Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát mới yêu cầu các cơ quan chức năng phải công khai dịch bệnh để người dân chủ động chăn nuôi, không lo thiệt hại.
Việc thịt lợn xuất sang Trung Quốc gây thiếu hụt nguồn cung cũng có thể xảy ra, nhưng chúng ta cũng không kiểm tra được nên không chắc chắn được điều này. Và dù giá thịt lợn tăng mạnh hiện nay song với các chi phí đầu vào của chăn nuôi tăng cao, cộng với trượt giá đồng tiền trong nước cũng làm cho nông dân chỉ sản xuất lấy công làm lãi, không khuyến khích họ chăn nuôi mạnh.
Vậy theo ông, liệu thời điểm này chúng ta có nên đặt ra vấn đề nhập khẩu thịt để hạ giá các mặt hàng thực phẩm trong nước?
Ông Nguyễn Văn Phúc - Chủ trang trại nuôi gà tại Ba Vì (Hà Nội) cho biết: Muốn đảm bảo nguồn cung ổn định về thực phẩm thì vấn đề phải được giải quyết được một cách toàn diện, từ gốc. Chẳng hạn, khi dịch bệnh xảy ra, gia súc gia cầm bị đem tiêu hủy thì người chăn nuôi mất vốn. Do vậy, Nhà nước phải có chính sách bảo hiểm dịch bệnh với ngành chăn nuôi. Có bảo hiểm thì ngành chăn nuôi mới gượng lại được sau khi dịch bệnh đi qua. Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu xem dịch bệnh xuất phát từ đâu để phòng chống hiệu quả. Đồng thời, cấm xuất khẩu các loại nông sản là nguyên liệu làm thức ăn gia súc để phục vụ chăn nuôi trong nước.
Phương Hà (ghi)
- Chúng tôi vẫn giữ quan điểm là không nên cho nhập thịt. Hiện một số địa phương như TP.HCM, giá thịt cũng đã hạ nhiệt. Nếu thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng sẽ chuyển sang các thực phẩm khác, không đến nỗi mất cân đối cung cầu nghiêm trọng.
Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm vẫn được nhập thịt về để chế biến. Trong bối cảnh giá thịt trong nước cao, không kiểm soát thì doanh nghiệp vẫn đưa thịt ra thị trường. Do vậy, nếu giờ công khai cho nhập thịt ngoại thì chăn nuôi trong nước sẽ càng khốn đốn hơn.
Vậy theo ông phải có giải pháp gì để khuyến khích được chăn nuôi trong nước, cải thiện nguồn cung giúp bình ổn thị trường?
- Tôi cho chúng ta cần khuyến khích việc chăn nuôi tập trung. Trong lúc này, chúng ta cần khôi phục đàn lợn. Nhà nước cần có chính sách bù lãi suất cho các hộ chăn nuôi từ 100 con lợn trở lên.
Hiện các ngân hàng đang thắt chặt cho vay nông nghiệp do lo sợ rủi ro cao, lãi suất lên tới 18-20% thì nông dân không dám vay để phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Và điều quan trọng là chúng ta phải hỗ trợ cho những rủi ro thú y phù hợp. Hiện đền bù cho nông dân khi dịch bệnh quá thấp nên không khuyến khích nông dân chăn nuôi, báo dịch. Cuối cùng là các hộ nuôi lớn cần cải tiến việc mua thức ăn, thay vì mua theo bao, nên mua rời tại nhà máy để giảm chi phí; nên ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy để giảm bớt trung gian...
Xin cảm ơn ông!
Mai Nguyễn (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.