Cao Bằng: Trồng sắn cho "ăn" phân bón khép kín, nông dân nhổ lên khóm nào cũng chi chít củ

Quách Thị Hạnh Thứ tư, ngày 02/11/2022 12:00 PM (GMT+7)
Những ngày này, bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang tập trung thu hoạch những nương đồi trồng sắn. Nhờ chọn trồng giống sắn KM94, kết hợp bón phân Lâm Thao khép kín, nông dân Cao Bằng đã có một mùa sắn bội thu, nhổ lên khóm nào cũng chi chít củ.
Bình luận 0

Cao Bằng: Trồng sắn cho "ăn" phân bón khép kín, củ sai chi chít 

Trên các vườn đồi tại tỉnh Cao Bằng những ngày này, bà con nông dân đang tranh thủ thu hoạch những vạt sắn cuối cùng. Năm nay sắn được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi. 

Cao Bằng: Trồng sắn cho "ăn" phân bón khép kín, nông dân nhổ lên khóm nào cũng chi chít củ - Ảnh 1.

Nông dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng hối hả thu hoạch sắn. Ảnh: Thanh Hoa

Ông Dương Văn Hưng (thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) chia sẻ, mặc dù năm nay thời tiết không thuận lợi lắm, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn, song nhờ trồng giống sắn KM94 chất lượng cao và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, kết hợp bón phân Lâm Thao khép kín nên diện tích trồng sắn của gia đình phát triển tốt. Cây sắn nào cũng ra nhiều củ, không có sâu bệnh. 

Theo ông Hưng, bình quân mỗi gốc sắn khi thu hoạch đạt khoảng 3kg, có cây còn đạt tới trên 7kg, ước tính năng suất đạt 30 tấn/ha, sản lượng đạt từ 14 - 15 tấn. Do thuận tiện đường giao thông nên diện tích trồng sắn của gia đình khá thuận lợi trong khâu vận chuyển, thu mua sắn củ.

Cao Bằng: Trồng sắn cho "ăn" phân bón khép kín, nông dân nhổ lên khóm nào cũng chi chít củ - Ảnh 2.

Nhờ trồng giống sắn KM94, kết hợp bón phân Lâm Thao khép kín, các ruộng sắn đều sai chi chít củ, củ cho nhiều tinh bột, ít xơ. Ảnh: Thanh Hoa

Trao đổi với chúng tôi, ông Mông Văn Lợi, Giám đốc Hợp tác xã Nông - Lâm nghiệp Phục Hòa (thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng) cho biết, những năm qua, cây sắn được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Thực tế cho thấy, cây sắn phù hợp với điều kiện canh tác và đất đai, khí hậu của địa phương, hơn nữa bà con nông dân đã có truyền thống trồng cây sắn phục vụ nhu cầu chăn nuôi nên trong quá trình trồng cây sắn nguyên liệu cũng tương đối thuận lợi. 

Nhờ được mùa, nông dân trồng sắn đã có nguồn thu nhập đáng kể. Sau khi trừ chi phí đầu tư, các hộ gia đình có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ. 

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sắn là cây lương thực quan trọng thứ năm trên thế giới và là thứ ba ở Việt Nam. Không thể phủ nhận những đóng góp của cây sắn trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tăng thêm mặt hàng nông sản xuất khẩu cho các địa phương. 

Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc, bón phân hợp lý và có sự phát triển phù hợp thì đây là loại cây trồng nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Đối với đất trồng sắn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng không ngoại lệ, bởi qua nhiều năm canh tác, đất trồng sắn, nhất là giống sắn cao sản trở nên nghèo dinh dưỡng, bạc màu, xói mòn, khiến năng suất và chất lượng sắn có xu hướng giảm dần hàng năm.

Kỹ sư nông nghiệp Phạm Đức Thành - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, nhằm giúp nông dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khắc phục khó khăn, cải tạo đất để canh tác sắn thuận lợi, đạt hiệu quả cao, thời gian qua, Supe Lâm Thao đã phối hợp với Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc, bón phân Lâm Thao cân đối, hợp lý. 

Qua thực tế sử dụng, hầu hết nông dân trên địa bàn tỉnh đều đánh giá cao về hiệu quả phân bón Lâm Thao trên cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng.

Cao Bằng: Trồng sắn cho "ăn" phân bón khép kín, nông dân nhổ lên khóm nào cũng chi chít củ - Ảnh 4.

Cây sắn sai củ, củ to và ít xơ hơn hẳn.

Trao đổi với PV, ông Dương Văn Hưng vui vẻ cho biết thêm: "Với việc bón phân Supe Lâm Thao, nhất là phân hữu cơ khoáng tôi thấy cây sắn phát triển mạnh, lá xanh, thân mập, sai củ, củ to và ít xơ hơn hẳn. Qua một vụ trồng, tôi nhận thấy đất có vẻ tơi xốp hơn". 

Về điều này, ông Phạm Đức Thành cho biết, do được bón phân hữu cơ khoáng nên đất trồng sắn được cung cấp thêm nguồn chất hữu cơ, mùn, vi sinh vật. Những thành phần này đã giúp cải tạo đất, tăng khả năng giữ ẩm, trả lại độ phì nhiêu cho đất.

Về định hướng trong thời gian tới, ông Mông Văn Lợi cho biết, Hợp tác xã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng cây sắn cao sản nhằm nâng cao năng suất, sản lượng sắn tại địa phương. Để giúp bà con có kiến thức trồng, chăm sóc, bón phân cho giống sắn mới, Hợp tác xã tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Hòa (Cao Bằng); Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho các hộ dân, qua đó giúp bà con yên tâm sản xuất. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem