Câu chuyện xúc động về 8 cảnh sát Trung Quốc hy sinh ở tuyến đầu Vũ Hán

S.S (Theo Sina, Baijiahao) Thứ hai, ngày 10/02/2020 13:00 PM (GMT+7)
Hàng trăm triệu độc giả trên cả nước Trung Quốc và thế giới cùng bày tỏ tiếc thương và ca ngợi họ là những anh hùng của quốc gia khi nghe câu chuyện hy sinh thầm lặng của 8 cảnh sát trong trận chiến chống bệnh dịch tại Vũ Hán 11 ngày vừa qua.
Bình luận 0

Sau khi bệnh viêm phổi bùng phát do lây nhiễm virus corona chủng mới tại Vũ Hán, Trung Quốc, rất nhiều các tỉnh thành của đất nước này đều đặt trong tình trạng cảnh báo cao độ để tránh nguy cơ lây lan rộng của dịch bệnh. Các đơn vị y tế, công an, dân cảnh được huy động tối đa trong trận chiến chống lại dịch bệnh. Đặc biết là các đơn vị an ninh như cảnh sát quốc gia và cảnh sát phụ trợ một lần nữa đã chủ động hỗ trợ, bám sát tiền tuyến và chiến đấu bên cạnh các nhân viên y tế trên khắp đất nước để chống lại dịch bệnh.

Tuy nhiên, vừa qua, toàn dân Trung Quốc đã vô cùng xúc động khi biết tin chỉ trong 11 ngày đã có 8 cảnh sát ngã xuống trong trận chiến chống bệnh dịch này. Hàng trăm triệu độc giả trên cả nước cùng bày tỏ tiếc thương và ca ngợi họ là những anh hùng của quốc gia khi nghe câu chuyện hy sinh thầm lặng của họ.

Sulaiman Bamading: "Các anh em, chờ tôi ăn cơm xong rồi sẽ trực ca tiếp theo”

img

Sulaiman Bamading là phó trạm trưởng của Trạm kiểm soát an ninh công cộng Ake thuộc Khu tự trị Tân Cương. Đây là một trạm kiểm soát giao thông quan trọng ở hạt Wuqia, và cũng là một tuyến phòng thủ quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát sự bùng phát dịch viêm phổi VŨ Hán. Sau khi công tác phòng chống dịch bệnh bắt đầu, Sulaiman Bamading, người được điều trị tại bệnh viện vì vấn đề dạ dày, đã rời bệnh viện mà không nói lời nào, vội vàng quay lại trạm kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ.

Trong quá trình làm việc, Sulaiman Bamading luôn nhắc nhở các đồng nghiệp: "Công việc của các trạm kiểm soát rất nặng nề, mọi người phải bám sát trụ sở và tự bảo vệ an toàn."

Vào lúc 14:00 ngày 25 tháng 1, Sulaiman Bamading, người đã làm việc liên tục trong 38 giờ, đang chuẩn bị thay ca thì bị nhồi máu cơ tim đột ngột trong bữa trưa. Anh được đưa đến bệnh viện và chết sau khi việc sơ cứu bất thành. "Các anh em, chờ tôi ăn cơm xong rồi sẽ trực ca tiếp theo” trở thành lời cuối cùng của anh với đồng đội.

Hà Kiến Hoa (He JianHua): "Mặc dù hôm nay là ngày nghỉ của anh, nhưng trạm hành khách này nằm trong khu vực thẩm quyền của anh và anh quen với tình hình ở đây” 

"Mặc dù hôm nay là ngày nghỉ của anh, nhưng trạm hành khách này nằm trong khu vực thẩm quyền của anh và anh quen với tình hình ở đây”  trở thành câu cuối cùng của Hà Kiến Hoa gửi cho vợ. Anh là một cảnh sát viên tại phòng cảnh sát Yuwen thuộc sở cảnh sát huyện Tuquan, Nội Mông Cổ.

Trạm hành khách Tuquan là một trung tâm truyên chuyển cho 320.000 người hàng ngày và đây cũng là chiến trường chính trong công tác phòng chống dịch bệnh địa phương. Vào sáng sớm ngày 26 tháng 1, theo triển khai, đồn cảnh sát Yuwen đã khẩn trương bố trí cảnh sát đến trạm hành khách để triển khai công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.

Mặc dù đang trong kỳ nghỉ, nhưng vị cảnh sát này đã chủ động đề nghị được gia nhập phòng tuyến chống dịch. Vào lúc 13:00 ngày 26 tháng 1, trong lúc làm nhiệm vụ, đột nhiên anh cảm thấy không khỏe và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Vào lúc 21:00 ngày hôm đó, do việc điều trị xuất huyết tiểu não không hiệu quả, Hà Kiến Hoa đã rời bỏ đồng đội của mình mãi mãi.

Trình Kiến Dương (Cheng JianYang): "Cảnh sát là các chiến sĩ. Chỉ khi họ ngã trên chỗ đứng của mình trên chiến trường mới là sự quy hồi tốt nhất.”

Vào lúc 23:00 ngày 28 tháng 1, cảnh sát Trình Kiến Dương bị hôn mê vì xuất huyết não đột ngột khi đang làm việc ở tuyến đầu của công tác phòng chống dịch bệnh và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Vào lúc 15:50 ngày 30 tháng 1, sau khi việc cứu chữa thất bại, vị cảnh sát này đã qua đời. Câu nói của anh đã đi vào lòng đồng đội và cả những người dân trên khắp Trung Quốc:  "Cảnh sát là các chiến sĩ. Chỉ khi họ ngã trên chỗ đứng của mình trên chiến trường mới là sự quy hồi tốt nhất.”

Lưu Đại Khánh (Liu DaQing): “ Dịch bệnh rất nghiêm trọng. Cha đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Con phải đeo khẩu trang đấy nhé!”

Vào ngày 27 tháng 1, cảnh sát Lưu Đại Khánh đột nhiên cảm thấy không khỏe và đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi kiểm tra và xác nhận rằng không có gì bất thường, lãnh đạo và đồng nghiệp khuyên anh nên nghỉ ngơi. Nhưng anh khăng khăng quay lại văn phòng để hoàn thành công việc. Vào lúc 3 giờ ngày 28 tháng 1, Lưu Đại Khánh đang làm nhiệm vụ đột nhiên bị xuất huyết và được các đồng nghiệp đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhưng sau khi tất cả nỗ lực đều thất bại, vị cảnh sát này đã qua đời.

Sau khi xảy ra dịch bệnh ở Vũ Hán, Lưu Đại Khánh đã chủ động yêu cầu tham gia phụ trách công tác an ninh hậu cần của đồn cảnh sát để phòng chống dịch bệnh, và đến khu vực trạm cùng với các đồng nghiệp để kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, dịch tễ an ninh vận chuyển hàng hóa.

"Cha nói rằng dịch bệnh rất nghiêm trọng. Ông đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước vào ngày hôm đó và bảo cháu phải đeo khẩu trang” – câu nói của con gái Lưu Đại Khánh khiến độc giả nhói lòng.

Doãn Tổ Xuyên (Yi ZuChuan): Làm việc ngay cả ở nhà, điện thoại chưa từng mất kết nối và chưa từng ăn một bữa thong thả, luôn bận rộn tới khuya mỗi ngày

Vào lúc 12 giờ ngày 29 tháng 1, cảnh sát Doãn Tổ Xuyên  đột nhiên phát bệnh và ngã xuống trong lúc làm việc, không bao giờ tỉnh dậy nữa ...

"Anh ấy đã làm việc ngay cả ở nhà, điện thoại chưa từng mất kết nối và chưa từng ăn một bữa thong thả, luôn bận rộn tới khuya mỗi ngày." – Người vợ của viên cảnh sát làm việc chăm chỉ phục vụ cho trận tuyến chống dịch bệnh Vũ Hán đau xót trả lời phóng viên.

Lý Huyền (Lixuan): Ngã gục trên bàn làm việc, tay anh vẫn ở trên bàn phím và nhật ký công việc còn dang dở

Vào lúc 8 giờ ngày 21 tháng 1, Lý Huyền và các đồng nghiệp của Văn phòng Công an Thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, đã lập một kế hoạch làm việc trực tuyến để tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh . Lúc này, Lý Huyền đã bị đau đầu trong 3 ngày. Trong ba ngày, anh làm việc hơn mười giờ một ngày và chỉ nghỉ ngơi trên ghế sofa văn phòng mỗi khi mệt mỏi. Vào lúc 12:00 ngày 21, Lý Huyền ngã gục trên bàn làm việc, tay anh vẫn ở trên bàn phím và nhật ký công việc còn dang dở cuối cùng được hiển thị trên màn hình máy tính.

Tăng Văn Thông (Zeng Wencong): Ra đi ở tuổi 26 khi đang túc trực ở tuyến đầu  khi đang chuẩn bị tiến hành kiểm tra các phương tiện qua lại.

img

Tăng Văn Thông, một sĩ quan cảnh sát tại Sở cảnh sát Kiều Đầu thuộc Cục An ninh Công cộng thành phố Anh Đức, tỉnh Quảng Đông, luôn luôn ở tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vào lúc 16:00 ngày 26 tháng 1, Tăng Văn Thông đang chuẩn bị tiến hành kiểm tra các phương tiện qua lại. Anh thường tới đơn vị sớm, nhưng lần này đã không xuất hiện. Vị cảnh sát trẻ ra đi vội vã ở tuổi 26 do bị bệnh.

Trương Tân Trung (Zhang Xinzhong): Giám đốc công an trại giam quên mình bảo vệ sự an toàn cho những người bị giam giữ.

Trương Tân Trung là một bộ đội xuất ngũ. Hai mươi năm trước, anh cởi bỏ quân phục và mặc đồng phục cảnh sát. Tám năm trước, ông là giám đốc công an của trại giam ở huyện Đông Minh, tỉnh Sơn Đông. Kể từ đó, anh chưa bao giờ nghỉ phép trọn vẹn một ngày. Khi dịch bệnh xảy ra, Trương Tân Trung luôn giữ vững cương vị làm việc nơi tiền tuyến và bảo vệ sự an toàn của những người bị giam giữ. Vào tối ngày 25 tháng 1, Zhang Xinzhong lên cơn đau tim và không bao giờ tỉnh dậy nữa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem