Những năm gần đây, cây trôm đã được trồng nhiều tại các tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa. Riêng tại Ninh Thuận cây trôm đã phát triển mạnh tại các xã Phước Nam (Thuận Nam), Mỹ Sơn (Ninh Sơn) và Nhơn Hải (Ninh Hải). Do cây này dễ trồng, thu nhập cao và chịu hạn tốt nên nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư.
Trồng cây trôm cho thu nhập ổn định.
Anh Vui cho biết: “Tôi bắt đầu trồng gần 300 cây trôm từ năm 2008, nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên đã đem lại thành công”. Cũng theo anh Vui, do một số hộ chưa biết cách khai thác nên cây trôm dễ bị kiệt sức dẫn đến phát triển chậm.
Anh Vui chia sẻ, trồng trôm cần trồng theo hàng thẳng, khoảng cách giữa hai hàng từ 4 - 5m, cây cách cây 5- 6m. Cây trôm trồng bằng cách ươm hạt giống, sau từ 5-6 năm có thể thu hoạch. Trong một năm cây trôm thu hoạch từ 4- 9 tháng, thu hoạch vào buổi chiều là tốt nhất. Khi thu hoạch tránh thời tiết bị mưa, lấy mủ trôm bằng cách dùng dao tạo thành hình tròn hoặc hình vuông trên thân cây trôm.
Cách thu hoạch mủ trôm.
Trồng trôm có thể tận dụng được nhiều loại, lá cây dùng làm thức ăn cho đàn gia súc, thân dùng làm gỗ, quan trọng nhất của cây trôm là mủ trôm. Mủ trôm có tác dụng mát gan và lợi tiểu, tốt cho sức khỏe.
Trôm là cây trồng chịu hạn tốt.
Với giá bán dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg, mỗi năm anh Vui thu lãi từ 60 – 70 triệu đồng/ha, cuộc sống gia đình anh dần ổn định. Dự kiến sắp tới anh Vui sẽ nhân rộng thêm diện tích trồng trôm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.