Toàn thân chuông cao 43 cm, nặng 36kg, quai cao 7 cm, đường kính 35 cm và miệng chuông có đường kính 39 cm. Quai chuông đúc nổi đôi rồng đấu lưng vào nhau, uốn cong một cách khéo léo tạo thành núm treo. Đỉnh chuông được tạo theo hình chỏm cầu, đúc nổi bằng nhiều cánh sen kép và nhũ đinh. Thân chuông hình trụ, trên to dưới nhỏ, ở mặt thân chuông có các đường gân nổi ngang dọc, chia thân chuông thành 4 ô trên và 4 ô dưới. Hai núm dùng để gõ chuông có hình tròn lồng trong nền cánh sen hết sức nghệ thuật, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc thời bấy giờ.
Ngoài 7 hiện vật trên, 5 bảo vật khác được công nhận đợt này gồm Trống đồng Hữu Chung (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương); Bia "Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi" (niên đại thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa); Bia Thủy Môn Đình (Niên đại: năm 1670, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn); Ekamukhalinga/Linga có một đầu thần Siva (niên đại đầu thế kỷ VIII, hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích lịch sử và du lịch Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam); Lan can thành bậc (niên đại đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định). Như vậy, hiện Việt Nam có tổng cộng 79 bảo vật quốc gia được công nhận sau 3 đợt.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.