Theo kết quả kiếm phiếu sơ bộ được công bố trên trang điện tử của Bộ Nội vụ Italia, liên minh trung hữu giành được 116 ghế tại Thượng viện 315 ghế, tiếp đó là liên minh trung tả 113 ghế, đảng Phong trào 5 sao được 54 ghế và liên minh trung dung của Thủ tướng tạm quyền Mario Monti 18 ghế. Mức phiếu đa số tối thiểu để kiểm soát Thượng viện là 158 phiếu.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2013/images/2013-02-28/1434763779-2822013-thegioi--italia-.jpg) |
Đảng Trung tả của cựu Thủ tướng Berlusconi cũng không giành được đa số phiếu. |
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's đã cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng của Italia do kết quả bầu cử làm tăng nguy cơ tê liệt chính trị và kéo dài tình trạng bất ổn chính trị ở nước này. Theo Moody's, kết quả bầu cử không chỉ tác động đến Italia mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế khó khăn khác trong Khu vực đồng euro.
Sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ, giới truyền thông châu Âu đã đồng loạt đưa ra những nhận xét bi quan. Tờ "Le Monde" đăng bài viết với tựa đề “Nước Italia chống khắc khổ cảnh báo châu Âu”. Báo "Le Figaro" tỏ ra bi quan hơn: “Italia đang làm châu Âu hốt hoảng”. Tờ báo công giáo "La Croix" nhận định: “Khủng hoảng tại Italia, châu Âu lo lắng”.
Theo phân tích của giới truyền thông, người dân Italia đã gửi đi nhiều thông điệp tới các nhà lãnh đạo trong nước và ở châu Âu. Đối với các chính đảng chính trong nước, đầu tiên họ biểu lộ sự bất tín nhiệm và chối bỏ một lớp chính khách bị cho là bất tài và tham nhũng có nguy cơ đưa đất nước vào tay những kẻ non nớt, không có kinh nghiệm và không có một chương trình hành động thực tiễn.
Ngoài ra, một thông điệp khác là dành cho châu Âu và Thủ tướng Đức, vì theo người dân Italia, đấy chính là tác giả của một loạt chính sách khắc khổ mà cựu Thủ tướng Italia Mario Monti buộc đất nước phải tuân theo…
Hạ Anh (tổng hợp)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.