Choáng váng với cơ thể người phơi lồ lộ tại bảo tàng Đức
Choáng váng với cơ thể người phơi lồ lộ tại bảo tàng Đức
Chủ nhật, ngày 19/09/2021 07:51 AM (GMT+7)
Vào năm 1977, nhà giải phẫu học người Đức Gunther von Hagens đã phát minh ra plastination - một phương pháp bảo quản cơ thể người bằng cách thay thế máu và các chất dịch khác bằng silicone lỏng.
Gần 4 thập kỷ sau, phát minh của ông cùng những sản phẩm độc đáo hiện đang được trưng bày tại bảo tàng cơ thể người thu hút hàng chục triệu khách tham quan mỗi năm khi tới Berlin.
Từ những mẫu vật cơ thể người rợn tóc gáy…
Nằm tại thành phố Alexanderplatz, bảo tàng tiêu bản cơ thể người (Body Worlds) được khai trương lần đầu tiên vào năm 2015, đó cũng chính là sản phẩm của tiến sĩ Gunther von Hagens và vợ của ông, tiến sĩ Angelina Whalley. Mục đích của bảo tàng này là để nâng cao nhận thức của mọi người về cơ thể con người và quá trình thay đổi khi ở nhiều tư thế và hoạt động khác nhau như đứng, di chuyển, hít thở hay thậm chí là chạy, đạp xe, phóng lao...
Đã có nhiều tranh cãi nổ ra khi xây dựng và cấp phép hoạt động cho bảo tàng này. Tuy nhiên, ông Gunther von Hagens cho biết hầu hết các mẫu tiêu bản này đều được cho phép và xin ý kiến. Các mẫu vật được xử lý theo kỹ thuật nhựa hóa do chính tiến sĩ người Đức phát minh ra.
Có lẽ đa số khách tham quan lần đầu bước vào bảo tàng Body Worlds sẽ có cảm giác đôi chút sợ hãi và rùng rợn bởi màu sắc, đường nét cũng như tạo hình được thể hiện khéo léo và rất sống động. Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy những lát cắt mỏng được gắn theo không gian ba chiều và xử lý theo quy trình Plastination ở bên trong bảo tàng. Đó là những hiện vật tách rời hoặc toàn bộ cơ thể của con người và động vật như silicone, xương, hay các cấu hình mạch máu.
Trong số các mẫu tiêu bản được trưng bày, có hai mẫu tiêu bản điển hình thể hiện lá phổi của con người: một là lá phổi khoẻ mạnh vì không hút thuốc và còn lại là lá phổi của người hút thuốc có màu đen và khô quắt lại.
…đến ý nghĩa mang tính giáo dục, hỗ trợ nghiên cứu khoa học
Ở góc độ giáo dục và nghiên cứu khoa học, bảo tàng cơ thể người này mang lại nhiều kiến thức quý báu cho nhân loại. Người tham gia triển lãm tại bảo tàng còn có chú dẫn giải thích về các bộ phận, cơ quan trong cơ thể cũng như những căn bệnh liên quan.
Đến đây, người xem gạt bỏ đi nỗi sợ hãi của bản thân mà từ đó trân trọng và yêu thương cơ thể mình hơn. Đây cũng là sự tri ân cho đóng góp lớn lao phục vụ nền y học của tiến sĩ Gunther von Hagens. Đặc biệt, ông Gunther von Hagens đã thuê 340 người tại 5 phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, Đức và Kyrgyzstan hỗ trợ để tạo mẫu vật cho các triển lãm.
Nếu có cơ hội, hãy thử một lần tới tham quan Bảo tàng cơ thể người tại Berlin, chắc chắn sẽ là chuyến đi khám phá thú vị và có giá trị giáo dục cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.