Hạn mặn gay gắt ở ĐBSCL
-
Thông tin hồ Dầu Tiếng xả nước hòa vào sông Vàm Cỏ Đông để đẩy mặn làm cho nhiều nhà nông phấn khởi. Nhiều ngày qua người dân chờ có nước ngọt để tưới tiêu cho cây ăn trái,
-
Tại hội thảo "Giải pháp về nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)" do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại học Cần Thơ tổ chức vào chiều 26/4, có đại biểu đề xuất đưa nhà máy nước di động đến với người dân vùng khô hạn gay gắt.
-
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam đề nghị tỉnh Long An tăng cường tổ chức thực hiện lấy nước, tích trữ nước trong nội đồng và sử dụng nước hiệu quả trong thời gian này.
-
Trong mùa khô năm 2024, nhiều địa phương ở ĐBSCL kiến nghị, đề xuất các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ làm loạt dự án cống ngăn mặn, vận chuyển nước, trữ nước sinh hoạt với nguồn kinh phí rất lớn.
-
Dự án dẫn nước thô từ thượng nguồn sông Tiền về thay thế cho nguồn nước nhiễm mặn tại các nhà máy nước ở Tiền Giang, Long An và Bến Tre được kỳ vọng không để xảy ra tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt trong các mùa khô. Thế nhưng, trong thời gian dài, dự án hơn 1.000 tỷ đồng này vẫn chưa được triển khai.
-
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn - cố vấn khoa học Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), gần như theo chu kỳ từ năm 2016, rồi 2020 và nay là 2024, cứ 4 năm 1 lần sẽ có đợt hạn hán, xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm.
-
Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Sụt lún, sạt lở gây thiệt hại nặng nề chưa từng có (Bài 3)
Trong mùa khô năm 2024, tình trạng sụt lún, sạt lở bất ngờ xảy ra đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau và vùng đệm U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang, gây tổng thiệt hại hơn 100 tỷ đồng. Hai địa phương này cũng đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, để chủ động ứng phó với sụt lún, sạt lở đất. -
Trước tình trạng hạn hán đã làm các dòng sông trong vùng ngọt tỉnh Cà Mau khô cạn nước. Sạt lở, sụt lún đất xảy ra ở nhiều nơi làm thiệt hại tài sản của người dân. UBND tỉnh Cà Mau công bố khẩn cấp hạn hán cấp hai trên địa bàn hai huyện Trần Văn Thời và U Minh.
-
Dù được ngành chức năng khuyến cáo không nên gieo sạ vụ đông xuân muộn do lo sợ ảnh hưởng bởi hạn mặn hàng năm song nhiều nông dân ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng vẫn “xé rào” xuống giống và đang đối mặt với thiệt hại lớn.
-
Mùa khô năm 2024, tỉnh Tiền Giang đã công bố tình huống khẩn cấp về thiếu nước sinh hoạt tại huyện Gò Công Đông. Đây cũng là lần đầu tiên ở ĐBSCL, lãnh đạo địa phương công bố tình huống khẩn cấp để huy động lực lượng tìm kiếm nguồn nước bổ sung giúp người dân duy trì sản xuất, sinh hoạt.
-
Khác với mùa khô những năm trước, năm 2024, xâm nhập mặn thọc sâu vào đất liền nhiều hơn, một số nơi có thời điểm độ mặn cao hơn cả 2 đợt xâm nhập mặn lịch sử ở ĐBSCL (năm 2016, năm 2020). Ngoài ra, năm nay còn xảy ra tình trạng tôm, cua chết hàng loạt.
-
Trước tình hình hạn mặn ngày càng cực đoan, khốc liệt, tỉnh Long An đang xem xét việc xây dựng hồ chứa nước ngọt ở xã Thạnh An thay thế Dự án hồ chứa nước ngọt cũ ở xã Thuận Bình (huyện Thạnh Hóa) mà tỉnh đã từng lên kế hoạch với kinh phí 700 tỷ đồng, nhưng không thực hiện được.
Chủ đề nóng