Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nội dung được nêu trong Phiên toàn thể lần thứ 25 Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội họp để thẩm tra, cho ý kiến đối với các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho biết, cùng với mức tăng trưởng kinh tế tích cực, thu ngân sách Nhà nước năm 2024 ước tăng so với dự toán Quốc hội giao.
Trong đó, một số khoản thu nội địa tăng lớn; thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đạt gấp nhiều lần so với dự toán; số nợ thuế nội địa tăng so với thời điểm ngày 31/12/2023.
Đến nay vẫn còn khoản tiền chưa được phân bổ chi tiết của 18 Bộ và 17 địa phương; tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển còn chậm…
Đối với một số nội dung Chính phủ xin ý kiến, bà Vũ Thị Lưu Mai cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nhất trí với những kiến nghị của Chính phủ về việc cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển theo đúng quy định của pháp luật.
"Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với kiến nghị trong năm 2025 chưa xem xét việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp người có công", báo cáo thẩm tra nêu rõ và "đề nghị khẩn trương hoàn thành chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27 để thực hiện thống nhất".
Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong năm 2024, công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính về đâu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, trình Quốc hội ban hành nhiêu văn bản quan trọng, tạo căn cứ pháp lý triển khai đầu tư công.
Việc triển khai một số chính sách thí điểm được Quốc hội quyết nghị thông qua đã đi vào cuộc sống, từng bước phát huy hiệu quả. Tiến độ các công trình, dự án quan trọng quôc gia, dự án trọng điêm có tác động thúc đẩy phát triên kinh tê - xã hội liên vùng tiếp tục được bảo đảm.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ, đến nay, chưa giải quyết được tính đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công là tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Công tác lập kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm vẫn còn hạn chế, chưa sát với khả năng thực hiện.
Các khó khăn, vướng mắc trong hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đã được tập trung xử lý nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Vẫn còn các khó khăn, vướng mắc trong lập, phân bổ kế hoạch và trong triển khai thực hiện dự án.
Về Kế hoạch đầu tư công năm 2025, Chính phủ xác định, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, bảo đảm cơ cấu đầu tư hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực, vừa gia tăng động lực tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước.
Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung, khắc phục trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, thực hiện bô trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân, bảo đảm tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.
Chính phủ phấn đấu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao.
Phát biểu kết luận về các nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, tại phiên họp, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến sâu sắc, trách nhiệm, trong đó có nhiều đánh giá xác đáng xuất phát từ thực tế địa phương.
Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu, tham mưu xây dựng các báo cáo chính thức của Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp thứ 38.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.